Pháp luật hình sự

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

11/13/2014 3:37:54 PM

NGHỊ ĐỊNH Số: 85/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆNPHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật tổ chức Chínhphủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giám định tưpháp ngày 20 tháng 6 năm2012;

Căn cứ Pháp lệnhchi phí giám định, định giá;chi phí cho ngườilàm chứng, người phiêndịch trong tố tụng ngày 28 tháng 03 năm 2012;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Tưpháp;

Chính phủ ban hành Nghịđịnh quy định chitiếtvà biện pháp thi hành Luật giám định tưpháp,

Chương1.

QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giámđịnh tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giámđịnh tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; công bốdanh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theovụ việc; nhiệm vụ, quyn hạn của Bộ, cơ quanngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với hoạt động giám định tưpháp.

Chương2.

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁPCÔNG LẬP

Điều 2. Tổ chức giám địnhtư pháp công lập

1. Tchức giám định tư phápcông lập thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giámđịnh, yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tưpháp và thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổchức.

Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác quyđịnh cụ thể việc thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám địnhtư pháp công lập thuộc ngành mình.

2. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khácquy định cụ thể về chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộcngành mình để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu, yêu cầu và thực hiệngiám định tư pháp.

Điều 3. Viện pháp y quốcgia thuộc Bộ Y tế

1. Viện pháp y quốc gia cócác chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định phápy theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giámđịnh pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Xây dựng chương trình,tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phápy;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểmtra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theoquy định của Bộ Y tế;

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;

e) Thực hiện các hoạt độnghợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Ytế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đềxuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;

h) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Viện pháp y quốc gia cóViện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ tráchchuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các PhóViện trưởng Viện pháp y quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

3. Viện pháp y quốc gia làđơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp,Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Trung tâm pháp ycấp tỉnh

1. Trung tâm pháp y cấp tỉnhcó các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định phápy theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành pháp y;

c) Báo cáo Sở Y tế, Sở Tưpháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàngnăm, đng thời gửi báo cáovViện pháp y quốcgia;

d) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trung tâm pháp y cấp tỉnhcó Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên mônvề giám định phải là giám định viên tư pháp. Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm Giám đốc,các Phó giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh và thông báo cho Sở Tư pháp về việcbnhiệm đó.

3. Trung tâm pháp y cấp tỉnhlà đơn vị sự nghiệp cônglập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Viện pháp y quânđội thuộc Bộ Quốc phòng

1. Viện pháp y quân đội cócác chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định phápy theo quy định của pháp luật ttụng và Luậtgiám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành pháp y;

c) Thực hiện các hoạt độnghơp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Quốc phòng;

d) Tổng kết, báo cáo Bộ Quốcphòng, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức hoạt động giám định pháp y trong quân độitheo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện pháp y quốcgia;

đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng.

2. Viện pháp y quân đội cóViện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ tráchchuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp.

Việc bổ nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quân đội đượcthực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 6. Trung tâm giámđịnh pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an

1. Trung tâm giám định phápy thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ sauđây:

a) Thực hiện giám định phápy theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành pháp y;

c) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Trung tâm giám định phápy thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giámđốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viêntư pháp.

Việc bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm giám định pháp ythuộc Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Côngan.

Điều 7. Viện pháp y tâmthần Trung ương thuộc Bộ Y tế

1. Viện pháp y tâm thầnTrung ương có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định phápy tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tưpháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giámđịnh pháp y tâm thần trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Xây dựng chươngtrình, tài liệu và tổ chức,hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểmtra nghiệp vụ pháp y tâm thần đối với các tổ chức giám định pháp y tâm thầntrong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y tâm thần;

e) Thực hiện các hoạt độnghợp tác quốc tế về pháp y tâm thần theo quy định của Bộ Y tế;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Ytế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám đnh pháp y tâm thần theođịnh kỳ hàng năm; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám địnhpháp y tâm thn;

h) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Viện pháp y tâm thầnTrung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởngphụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng,các Phó Viện trưởng Viện pháp y tâm thần trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế bổnhiệm.

3. Viện pháp y tâm thầnTrung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giámđịnh tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

Điều 8. Trung tâm pháp y tâm thầnkhu vực thuộc Bộ Y tế

1. Trung tâm pháp y tâm thầnkhu vực có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định phápy tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tưpháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành pháp y tâm thần;

c) Báo cáo Bộ Y tế về tổchức, hoạt động giám định pháp y tâm thần, đồng thời gửi báo cáo vViện pháp y tâmthn Trung ương theo định kỳhàng năm;

d) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Trung tâm pháp y tâm thầnkhu vực có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ tráchchuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Giám đốc, các Phó Giámđốc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.

3. Trung tâm pháp y tâm thầnkhu vực là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám địnhtư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

Điều 9. Viện khoa họchình sự thuộc Bộ Công an

1. Viện khoa học hình sự cócác chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹthuật hình sự và pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tưpháp;

b) Xây dựng quy chuẩn giámđịnh kỹ thuật hình sự trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;

c) Xây dựng chương trình,tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật hìnhsự;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểmtra nghiệp vụ kỹ thuật hình sự đối với các tổ chức giám định kỹ thuật hình sựtrong toàn quốc theo quy định của Bộ Công an.

đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự và phápy;

e) Thực hiện các hoạt độnghợp tác quốc tế về kỹ thuật hình sự và pháp y theo quy định của Bộ Côngan;

g) Tổng kết, báo cáo Bộ Côngan, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; tng kết, báo cáo Bộ Công an, BộY tế, Bộ Tư pháp về tổ chức,hoạt động pháp y trong ngành công an theo định kỳ hàng năm, đồng thời gửi Việnpháp y quc gia; đề xuất các biện pháp nâng caohiệu quả hoạt động giám định kỹ thuật hình sự và pháp y;

h) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Viện khoa học hình sựthuộc Bộ Công an có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Việntrưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Việc bổnhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự được thực hiện theoquy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 10. Phòng Kỹ thuậthình sự thuộc Công an cấp tỉnh

1. Phòng Kỹ thuật hình sự cócác chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹthuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tưpháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành kỹ thuật hình sự;

c) Báo cáo Công an tỉnh, SởTư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; báo cáo Công an tỉnh,Sở Y tế, Sở Tư pháp, Viện pháp y quốc gia về giám định pháp y tử thi theo địnhkỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự;

d) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Phòng Kỹ thuật hình sựthuộc Công an cấp tỉnh có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, cácPhó Trưởng phòng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tưpháp. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng kỹ thuật hình sự đượcthực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 11. Phòng Giám địnhkỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

1. Phòng Giám định kỹ thuậthình sự có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện giám định kỹthuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tưpháp;

b) Nghiên cứu khoa học vềchuyên ngành kỹ thuật hình sự;

c) Tổng kết, báo cáo Bộ Quốcphòng về tổ chức, hoạt động kỹ thuật hình sự theo định kỳ hàng năm, đồng thờigửi báo cáo về Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

d) Các nhiệm vụ khác theoquy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Phòng Giám định kỹ thuậthình sự thuộc Bộ Quốc phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng,các Phó Trưởng phòng phụ trách chuyên môn về giám định tư pháp phải là giámđnh viên tư pháp. Việc bổnhiệm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc BộQuốc phòng được thực hiện theo quy định của Bộ trưng Bộ Quốcphòng.

Chương3.

VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯPHÁP

Điều 12. Văn phòng giámđịnh tư pháp

1. Văn phòng giám định tưpháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luậtdoanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

2. Đối với Văn phòng giámđịnh tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hp danh thì thành viênhp danh phải là giám địnhviên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên gópvốn.

3. Tên gọi Văn phòng giám định tư phápbao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việcđặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của phápluật.

4. Văn phòng giám định tư phápcó trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Đơn xin phépthành lập, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tưpháp

1. Đơn xin phép thành lậpVăn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Luật giámđịnh tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng,năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của ngườixin phép thành lập Văn phòng;

b) Họ và tên thành viên hợpdanh, thành viên góp vốn;

c) Tên gọi, địa chỉ trụ sởdự kiến của Văn phòng;

d) Lĩnh vực giám định tưpháp;

đ) Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạtđộng.

2. Dự thảo Quy chế tổ chức,hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều16 của Luật giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân phảicó các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sởdự kiến của Văn phòng;

b) Lĩnh vực giám định tưpháp;

c) Họ và tên; ngày, tháng,năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của ngườiđại diện theo pháp luật của Văn phòng;

d) Danh sách giám định viêntư pháp làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có);

đ) Quy định về việc sử dụng giám định viên tư pháp;

e) Quyền và nghĩa vụ của Vănphòng;

g) Chế độ thông tin, báo cáo;

h) Hiệu lực thihành.

3. Ngoài các nội dung quyđịnh tại Khoản 2 Điều này, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt đng của Văn phòng giámđịnh tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh còn có các nội dung chủyếu sau đây:

a) Họ và tên thành viên hợpdanh, thành viên góp vốn (nếu có);

b) Phần vốn góp của thànhviên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có);

c) Quyền và nghĩa vụ của thànhviên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có);

d) Cơ cấu tổ chức quảnlý;

đ) Thể thức thông qua quyết định của Văn phòng;

e) Căn cứ và phương pháp xácđịnh thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn và nhânviên;

g) Nguyên tắc giải quyếttranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận;

h) Các trường hợp chấm dứthoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;

i) Thể thức sửa đổi, bổ sungQuy chế;

k) Họ và tên, chữ ký củathành viên hợp danh;

l) Các nội dung khác docác thành viên hp danh thỏa thuận khôngtrái với quy định của pháp luật.

Điều 14. Đơn đề nghị đăngký hoạt động, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tưpháp

1. Đơn đề nghị đăng ký hoạtđộng của Văn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 củaLuật giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số quyết định cho phépthành lập Văn phòng;

b) Tên đầy đủ của Văn phòng,tên viết tắt (nếu có);

c) Địa chỉ trụ sở của Vănphòng;

d) Họ và tên; ngày, tháng,năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; schứng minh thư nhân dâncủa người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

đ) Lĩnh vực giám định tư pháp;

e) Danh sách thành viên hợpdanh của Văn phòng (nếu có).

2. Giấy đăng ký hoạt độngcủa Văn phòng giám định tư pháp được làm thành hai bản, một bản cấp cho Vănphòng giám định tư pháp, một bản lưu tại Sở Tư pháp. Giấy đăng ký hoạt động củaVăn phòng giám định tư pháp có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số giấy đăng ký; ngày,tháng, năm được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

b) Tên Văn phòng, số quyếtđịnh cho phép thành lập Văn phòng;

c) Địa chỉ trụ sở của Vănphòng;

d) Lĩnh vực giám định tưpháp;

đ) Họ và tên người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

e) Họ và tên, nơi đăng ký hộkhẩu thường trú của thành viên hợp danh (nếu có).

Điều 15. Thay đổi nộidung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám địnhtư pháp

1. Khi thay đổi tên gọi, địachỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viênhợp danh, Văn phòng giám định tư pháp được cấp lại Giấy đăng ký hoạtđộng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi tên gọi, địa chỉtrụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viên hợpdanh, Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăngký hoạt động kèm theo Giấy đăng ký hoạt động cũ đến Sở Tư pháp, nơi đã đăng kýhoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ,STư pháp có trách nhiệmxem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Vănphòng giám định tư pháp. Trường hp không cấp lại Giấy đăngký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giámđịnh tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởikiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Giấy đăng kýhoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất thì Văn phòng giám định tư phápđược cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Văn phòng giám định tư phápphải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đã đăngký hoạt động và chứng minh vviệc Giấy đăng ký hoạtđộng đã bị hư hỏng hoặc bị mất.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, SởTư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phònggiám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thìphải thông báo bằng văn bản vànêu rõ lý đo. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạtđộng có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3. Đơn đề nghị cấp lại Giấyđăng ký hoạt động phải có các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Nghịđịnh này.

Điều 16. Thông báo, đăngbáo về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tưpháp

1. Trong thời hạn 15 ngày,kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tưpháp phải thông báo bằng văn bản về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư phápcho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; Ủy ban nhân dâncấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng giám định tư pháp đặt trụsở.

2. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phảiđăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong bas liên tiếp vnhững nội dung sauđây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng;

b) Họ và tên người đại diệntheo pháp luật của Văn phòng;

c) Số, ngày, tháng, năm cấpGiấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động.

3. Trường hợp được cấp lạiGiấy đăng ký, hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng báo những nộidung thay đổi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 17. Thay đổi, bổsung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tưpháp thay đổi, bsung lĩnh vực giám địnhphải có đơn gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng giám định tư pháp đã đăng ký hoạtđộng kèm theo đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định quy định tạiĐiểm b Khoản 3 Điều này.

2. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được hồ sơ hp lệ, Giám đốc Sở Tư phápxem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đi, bsung lĩnh vực giám định.Trường hợp không cho phép thay đổi, bsung lĩnhvực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giámđịnh tư pháp bị từ chối thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định có quyền khiếu nại,khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ xin phép thay đổi,bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm:

a) Đơn xin phép thay đổi, bổsung lĩnh vực giám định;

b) Đán về việc thay đổi, bổsung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất,trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộquản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phùhợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

c) Bản sao quyết định bổnhiệm giám định viên tư pháp phù hp với việc thay đổi, bổsung lĩnh vực giám định;

d) Quyết định cho phép thànhlập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.

4. Trong thời hạn 01 năm, kểtừ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thay đổi, bổsung lĩnh vực giám định, Văn phòng giám định tư pháp thực hiện đăng ký nội dungthay đổi, bổ sung tại Sở Tư pháp; quá thời hạn nêu trên, Văn phòng giám định tưpháp không thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì quyết địnhcho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định hết hiệu lực.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tụcđăng ký thay đổi, bsung lĩnh vực giám địnhđược thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật giám định tư pháp và các quyđịnh có liên quan của Nghị định này.

Điều 18. Quyền và nghĩavụ của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tưpháp có quyền:

a) Thuê giám định viên tưpháp và nhân viên làm việc cho Văn phòng;

b) Thu chi phí giám định tưpháp theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện dịch vụ giámđịnh ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;

d) Được hưởng các chính sáchưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Văn phòng giám định tưpháp có nghĩa vụ:

a) Niêm yết công khai chiphí giám định tư pháp;

b) Thực hiện chế độ bảo hiểmxã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định củapháp luật;

c) Chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu củacơ quan nhà nước có thẩm quyền về vic kim tra, thanhtra;

d) Báo cáo Sở Tư pháp và cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám địnhtư pháp theo định kỳ hàng năm;

đ) Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Các quyền và nghĩa vụtheo quy định, của Luật giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

Điều 19. Chuyển đổi loạihình Văn phòng giám định tưpháp

1. Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từdoanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại phải có hồ sơ đề nghịchuyển đổi gửi STư pháp, nơi đăng ký hoạtđộng.

2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám địnhtư pháp gồm có:

a) Đơn đề nghị chuyểnđổi;

b) Đề án chuyển đổi loạihình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt độngcủa Văn phòng giám định tư pháp tínhđến ngày đề nghị chuyn, đổi, dự kiến về tổchức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị,phương tiện giám định;

c) Bản sao quyết định bổnhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng;

d) Quyết định cho phép thànhlập Văn phòng;

đ) Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng.

3. Trong thời hạn 7 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này,S Tư pháp trình Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hìnhhoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báobằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối chuyển đổiloại hình hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của phápluật.

4. Trong thời hạn 10 ngày,kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tưpháp; trường hợp từ chi phải thông báo bằng vănbản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chi chuyển đổi loạihình hoạt động có quyềnkhiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn 15 ngày,kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng giám định tư phápphải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký, Văn phòng phải có đơn đăngký hoạt động, bản sao quyết định cho phép chuyểnđổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng minh có đủ điu kiện bảo đảm hoạt độngcủa Văn phòng giám định tư pháp theo đ án quy định tạiĐiểm b Khoản 2 Điều này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tưpháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp chuyển đổi;trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giámđịnh tư pháp bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiệntheo quy định của pháp luật.

6. Văn phòng giám định tưpháp chuyển đổi loại hình được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng kýhoạt động; kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồsơ, tài liệu của Văn phòng giám định tư pháp trước đó.

Điều 20. Thu hồi Giấyđăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tưpháp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Không còn đủ giám địnhviên tư pháp theo quy định;

b) Thực hiện giám định tưpháp không đúng lĩnh vực đã đăng ký;

c) Vi phạm pháp luật nghiêmtrọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai mà còn táiphạm;

d) Các trường hợp khác theoquy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp ra quyết địnhthu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong thời hạn 7ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản1 Điều này.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổchức quy định tại Khoản 1 Điều 16 về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Vănphòng giám định tư pháp.

Điều 21. Chấm dứt hoạtđộng Văn phòng giám định tư pháp

1. Văn phòng giám định tưpháp chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạtđộng;

b) Bị thu hồi Giấy đăng kýhoạt động theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Trường hp chấm dứt hoạt động theoquy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dựkiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải có báo cáo bằng vănbản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Văn phòng giám định tư pháp phải hoàn thành việc thực hiện giám định đốivới các trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đã tiếp nhận, thanh toán các khoảnnợ, làm thủ tụcchm dứt hợp đng lao động đã ký vớingười lao động, đăng báo Trung ương hoặc báođịa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạtđộng.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạtđộng của Văn phòng giám định tư pháp với các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản1 Điều 16 Nghị định này.

3. Trường hp Văn phòng giám định tưpháp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Đim b Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 7 ngày làmviệc, kể tngày thu hồi Giấy đăng kýhoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với các cơ quan, tổchức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ,làm thủ tục chấm dứthp đồng lao động đã ký vớingười lao động và đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếpvề việc chấm dứt hoạt động; chuyển hồ sơ lưu trữ về việc thực hiện giám định tưpháp cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Đối với yêu cầu giám định đã tiếp nhận mà chưa thực hiện thì Văn phòng giám định tưpháp phải trả lại hồ sơ, đối tượng giám định và khoản chi phí giám định đã thucủa người trưng cầu, yêu cầu giám định.

4. Sở Tư pháp đề nghị Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phònggiám định tư pháp trong các trường hợp chấm dứt hoạt động quy định tại Khoản 1Điều này.

Điều 22. Chính sách đốivi Văn phòng giám định tưpháp

Văn phòng giám định tư pháp được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định củapháp luật về thuế.

Chương4.

CÔNG BỐ DANH SÁCH NGƯỜIGIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤVIỆC

Điều 23.Thi gian công bố danh sáchngười giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụviệc

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Luật giám định tư phápcó trách nhiệm rà soát, lựa chọn, lập và công bố danh sách người giám định tưpháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11hàng năm,

2. Trường hp có sự thay đổi về thôngtin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tưpháp theo vụ việc đã được công bố thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và thông báo cho Bộ Tư pháptrong thời hạn 07 ngày làmviệc, kể từ ngày điều chỉnh danh sách.

Điều 24. Thông tin côngbố về người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụviệc

1. Thông tin về người giám địnhtư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị định nàybao gồm:

a) Họ và tên;

b) Ngày, tháng, nămsinh;

c) Nơi công tác hoặc nơi cưtrú;

d) Lĩnh vực chuyênmôn;

đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tưpháp.

2. Thông tin về tổ chức giámđịnh tư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị địnhnày bao gồm:

a) Tên tổ chức;

b) Số, ngày, tháng, nămthành lập;

c) Địa chỉ tổchức;

d) Lĩnh vực chuyênmôn;

đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tưpháp.

Chương5.

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁMĐỊNH TƯ PHÁP VÀ NGƯỜI THAM GIA GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 25. Chế độ bồi dưỡnggiám định tư pháp

1. Chế độ bồi dưỡng giámđịnh tư pháp quy định tại Điều 37 của Luật giám định tư pháp được áp dụng đốivới những đối tượng sau đây:

a) Giám định viên tư pháp,người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiệngiám định tư pháp;

b) Người giúp việc cho ngườigiám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gm: Trợ lý, kỹ thuật viên,y công, cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hp tham gia khám nghiệm tửthi, mổ tử thi, khai quật tử thi và những người khác do Thủ trưởng tổ chức đượctrưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệmđiều phối việc thực hiện giám định chỉ định;

c) Điều tra viên, Kiểm sátviên, Thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt,thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiệngiám định đối với trường hp khám nghiệm tử thi, mổtử thi, khai quật tử thi.

2. Trường hợp tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định thì tổ chức đócó trách nhiệm trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểma, Điểm b Khoản 1 Điều này từ chi phí giám định tư pháp đã thu của người trưngcầu, người yêu cầu giám định.

Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định trả tiền bồi dưỡng giámđịnh cho các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này từ kinh phí hoạtđộng điều tra, truy tố và xét xử được bố trí trong dự toán ngân sách hàng nămcủa Cơ quan tiến hành tố tụng.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức bồi dưỡng giám định tưpháp.

Điều 26. Chế độ phụ cấpđối với giám định viên tư pháp

Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vựcpháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm,công việc giám định tư pháp.

Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập tronglĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưuđãi nghề.

Chương6.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁMĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 27. Nhiệm vụ, quyềnhạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ cócác nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợpvới Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm pháp y cấptỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, các cơ quan có liên quantrong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y;

b) Bộ Y tế quy định cơ quan,tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bi dưỡng đcấp chứng chỉ nghiệp vụgiám định pháp y, pháp y tâm thn theo quy định tạiĐim c Khoản 1 Điu 7 của Luật giám định tưpháp;

Bộ Công an quy định cơ quan,tổ chức thực hiện, nội dung, thời gian đào tạo hoặc bi dưỡng đcấp chứng chỉ nghiệp vụgiám định kỹ thuật hình sự theo quy định tại Đim c Khoản 1Điu 7 của Luật giám định tưpháp;

c) Bộ Y tế có trách nhiệmcủng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Viện pháp y quốc gia, Viện pháp y tâmthần Trung ương; thành lập và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Trung tâm phápy tâm thần khu vực đi vào hoạt động; hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, bộ máy củaTrung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật giám định tư pháp và Nghị địnhnày;

Bộ Công an có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Việnkhoa học hình sự và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấptỉnh theo quy định của Luật giám định tư pháp và Nghị định này.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động củaViện pháp y quân đội vàPhòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật giámđịnh tư pháp và Nghị định này.

d) Bộ Y tế có trách nhiệmchủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định về mã số hoặc chức danh nghề nghiệp đối với giámđịnh viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giám định tư phápthuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâmthần; theo dõi, đôn đốc, tng hợp và báo cáo Thủtướng Chính phủ vtình hình thực hiện cácchế độ, chính sách đãi ngộđối với giám định viên tư pháp chuyên trách và người tham gia hoạt động giámđịnh tư pháp thuộc các tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y,pháp y tâm thn;

đ) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc kiểm tra,thanh tra về hoạt động giám định pháp y trong ngành công an. Bộ Công an chủtrì phối hợp với Bộ Quốcphòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động giám định kỹ thuật hình sựtrong quân đội.

e) Bộ, cơ quan ngang Bộ cótrách nhiệm ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyềnquản lý. Trường hp không ban hành quychuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ cótrách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám địnhtư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình;

g) Bộ, cơ quan ngang Bộ cótrách nhiệm rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháptheo vụ việc đđăng tải danh sách trênCng Thông tin điện tử củaBộ, cơ quan ngang Bộ theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điềuchỉnh trong danh sách chung;

h) Bộ, cơ quan ngang Bộ cótrách nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của người giám địnhtư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụviệc thuộc thẩm quyền quản lý;

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động, hàng năm Bộ, cơ quanngang Bộ đánh giá chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giámđịnh tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyềnquản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcó các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Củng cố, kiện toàn tổchức, hoạt động của Trung tâm pháp y cấp tỉnh theo quy định của Luật giám địnhtư pháp, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liênquan;

b) Rà soát đội ngũ người giám định tưpháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trênCổng Thông tin điện tử củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điềuchỉnh trong danh sách chung;

c) Căn cứ vào tiêu chí đánhgiá chất lượng hoạt động, hàng năm đánh giá chất lưng hoạt động của người giám định tưpháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việcở địa phương.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyềnhạn của STư pháp và cơ quan chuyênmôn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Sở Tư pháp có các nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với cơquan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư phápthẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loạihình hoạt động, thay đổi,bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp trình Ủy ban nhân dâncấp tỉnh xem xét, quyết định; chủ trì, phối hợp với cơquan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký hoạt độngcủa Văn phòng giám định tư pháp;

b) Chủ trì hoặc phối hợp vớicơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tưpháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp ở địaphương;

c) Phối hợp với Sở Y tế xâydựng đề án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chứcgiám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y;

d) Phối hợp vi cơ quan chuyên môn củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc trình Ủyban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địaphương;

đ) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lýlĩnh vực giám định tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy bannhân dân cấp tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám địnhtư pháp theo vụ việc ở địa phương;

e) Hàng năm, chủ trì hoặcphối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vựcgiám định tư pháp đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ởđịa phương; đề xuất với Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh các giải pháp để bảo đảmslượng, chất lượng của độingũ người giám định tư pháp đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám địnhcủa hoạt động tố tụng ở địa phương;

g) Chủ trì hoặc phốihp với cơ quan chuyên môncủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra, thanhtra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩmquyền;

h) Hàng năm, báo cáo Bộ Tưpháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địaphương.

2. Cơ quan chuyên môn của Ủyban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì, phốihp với Sở Tư pháp trongviệc lựa chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám địnhviên tư pháp;

b) Chủ trì, phối hợp với SởTư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcông bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụviệc ở địa phương;

c) Lập dự toán kinh phí hoạtđộng cho tchức giám định tư phápcông lập thuộc mình quản lý;

d) Chủ trì, phối hợp với SởTư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp ở địaphương;

đ) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh traviệc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩmquyền;

e) Phi hợp với Sở Tư pháptrong việc thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp,chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, b sung lĩnh vực giám định, đăng kýhoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

g) Hàng năm, báo cáo Bộ, cơquan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn về giámđịnh tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tchức, hoạt động giám địnhtư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương; đồng thời gửibáo cáo về Sở Tư pháp để tng hợp chung;

h) Ngoài nhiệm vụ, quyền hạnquy định tại Đim a, b, c, d, đ, e, gKhoản 2 Điều này, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trìnhỦy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, củng cố, kiện toàn Trung tâm pháp y cấptỉnh.

Chương7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Quy địnhchuyn tiếp

1. Giám định viên tư phápđược bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định số67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp thì không bổ nhiệm lại.

2. Các đối tượng được hưởngchế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25, giám định viêntư pháp được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Điều 26 của Nghị định nàytiếp tục được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ phụ cấp ưu đãinghề và các chế độ phụ cấp khác hiện có cho đến khi có quy định mới thaythế.

3. Đối với việc giám địnhpháp y không phải là tử thi mà Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh đãtiếp nhận trưng cầu và thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà chưa hoànthành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc việc giám địnhđó.

4. Trong thời hạn 02 năm, kểtừ ngày Luật giám định tư pháp có hiệu lực thi hành, Trung tâm pháp y tâm thầnkhu vực phải được thành lập.

Tổ chức giám định pháp y tâm thần ở địa phương được thành lập và hoạtđộng theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp tiếp tục hoạt động cho đếnkhi Trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập và đi vào hoạtđộng.

5. Quy định về phí giámđịnh, tư pháp ở từng lĩnh vực giám định tư pháp tiếp tục được thực hiện cho đếnkhi quy định cụ thể về chi phí giám định tư pháp được ban hành, thaythế.

Điều 30. Hiệu lực thihành

1. Nghị định này có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụsở ca Trung tâm pháp y tâmthần khu vực có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập và hoạtđộng của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực theo đề nghị của Bộ Y tế.

3. Căn cứ chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Công an, BộQuc phòng, Bộ Tài chính, BộNội vụ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thihành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 4409

video

Lượt truy cập: 1388602 lần

Đang online: 22 người