BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 |
THÔNG TƯ LIÊNTỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘTSỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BẢO VỆ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,TÀI SẢN CỦA NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI VÀ NGƯỜI THÂNTHÍCH CỦA HỌ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Để thực hiện thống nhất cácquy định tại Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103 và Điều 211 Bộ luậttố tụng hình sự năm 2003, Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao banhành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luậttố tụng hình sự năm 2003 vềbảo vệ tính mạng, sức khỏevàtài sản của người tốgiáctội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụnghình sự.
Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫnthi hành một số quy định của Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự.
2. Thông tư này áp dụng đốivới các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quantrong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự.
Điều 2.Đối tượng được bảo vệ
1. Người tố giác tội phạm, người làmchứng, người bị hại theo quy định của pháp luật tố tụnghình sự.
2. Người thân thích củangười tố giác tội phạm, người làmchứng, người bị hại gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,mẹ nuôi, cha mẹ (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi) bên vợ hoặc bên chồng củangười tố giác tội phạm, người làmchứng, người bị hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Những đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đây gọichung là người được bảo vệ.
Điều 3.Phạm vi bảo vệ
1. Người được bảo vệ đượccác cơ quan có thẩm quyền bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản khi có căn cứvề việc họ đã hoặc sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc ngườitố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng,thông tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tộitrong vụ việc, vụ án hình sự. Căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu làđã bị xâm hại hoặc có sự đe dọaxâm hại ởmức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc biệt nguy hiểm của loạitội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người tố giác tội phạm,người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo vệ để đảm bảo antoàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xétxử.
2. Việc áp dụng các biệnpháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc đã hoặc sẽbị xâm hại là có thực và không giới hạn về thời gian (trong quá trình giải quyếttin báo, tố giác tội phạm, điều tra,truy tố, xét xử vụ án hình sựhoặc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật).
3. Trường hợp có căn cứ vềviệc đã hoặc sẽ bị xâm hại vì những lí do khác không phảido việc họ cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu có liên quan trựctiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong tố tụng hình sự thì không thuộcphạm vi bảo vệ trong Thông tư này.
Điều 4. Quyền của ngườiđược bảo vệ
1. Được cơ quan tiến hành tốtụng đang thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, vụ án hình sự giải thíchvề quyền được bảo vệ, được yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ tính mạng, sứckhỏe và tài sản của mình khicó căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại.
Yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản. Trong trường hợp khẩn cấp, cóthể yêu cầu trực tiếp bằng lời nói hoặc thông qua các phương tiện thông tin liênlạc, nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
2. Được biết trước về cácbiện pháp bảo vệ và có quyền đề nghị thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ nếucó căn cứ thực tế cho thấy biện pháp bảo vệ trước đó không bảo đảm antoàn tính mạng, sức khỏe và tài sản củahọ.
3. Được đền bù trongtrường hợp bị thiệt hại về tài sản;được trợ cấp trong trường hợp bị thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật.
4. Đối với trường hợp người được bảo vệ là cánbộ, công chức, công nhân, viên chức, người đang làm việc trong các tổ chức kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội khác; sĩ quan,hạ sĩ quan, công nhân, viên chức, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan,chiến sĩ Quân đội nhân dân thì không bị điều chuyển, giáng cấp, hạ bậc lương,tiền thưởng ... vì lý dovắng mặt trong thời gian cơquan, người tiến hành tố tụng áp dụng các biệnpháp bảo vệ.
Điều 5. Nghĩa vụ củangười được bảo vệ
1. Chấp hành nghiêmchỉnh những yêu cầu của cơquan có trách nhiệm bảo vệ về đi lại, ăn ở, sinh hoạt,làm việc, học tập, giao tiếp, thăm gặp và các hoạt động khác.
2. Không được tiết lộ thông tin về nơi ở,nơi làm việc, học tập, sự thay đổi nhân dạng hoặc các biệnpháp bảo vệ khác cho người khác biết, kể cả thân nhân khi chưa được sự đồng ýcủa cơ quan có trách nhiệm bảo vệ.
3. Thông tin kịp thời nhữngvụ việc, tình huống bất thường xảy ra có nghi vấn hoặc có liên quan đếnhoạt động bảo vệ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ.
4.Trong mọitrường hợp nếu người được bảo vệ không chấp hành các nghĩa vụ quy định tại cáckhoản 1, 2, 3 của Điều này mà bị xâm hại thì phải tự chịu trách nhiệm về tínhmạng, sức khỏe và tài sản củamình.
Điều 6. Các biện pháp bảovệ
1. Bố trí lực lượng, phươngtiện; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giaothông, thông tin liên lạc để canh gác, bảo vệ (tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc,học tập của người được bảo vệ, trên các phương tiện giao thông và các nơi cầnthiết khác).
2. Hạn chế phạm vi đi lại,quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong mộtthời gian nhất định khi xét thấy mức độ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm đốivới người được bảo vệ ở mức nguy hiểm cao.
3. Giữ bí mật việccung cấp chứng cứ, vật chứng, tàiliệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội,người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thểbị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trướckhi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhấtvới cơ quan có trách nhiệm bảo vệ vềviệc áp dụngcác hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụpảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên,lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏikín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc,nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cóliên quan đến người đang được áp dụngcác biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về cam kết đó.
4. Di chuyển, giữ bí mậtchỗ ở, nơi làm việc, học tậpcho người được bảo vệ:
a) Trong trường hợp cần thiết, có thể dichuyển người được bảo vệ ra khỏi chỗở, nơi làmviệc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập mới của họ.Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thểlà trong cùng một địa phương hoặc đến địa phương khác hoặc ra nước ngoàitùy từng trường hợp cụ thể vàđiều kiện, khả năng cho phép.
b) Trong trường hợp cấp báchcó thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quanQuân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảovệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.
5. Răn đe, cảnh cáo,vô hiệu hóa hành vi xâm hại người được bảo vệ; áp dụng các biện pháp ngăn chặntheo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại ngườiđược bảo vệ.
6. Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của ngườiđược bảo vệ.
7. Các biện pháp bảo vệkhác.
Các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều này được ápdụng trong bất cứ trường hợp nào mà cơ quan có trách nhiệm bảo vệ xét thấy cầnthiết; riêng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều này phải có sự đồng ý của ngườiđược bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Điều 7. Cơ quan, người cóthẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền ápdụng các biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Cơ quan điều tra trongCông an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhândân.
2. Người có thẩm quyền raquyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơquan điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định ápdụng biện pháp bảo vệ đốivới người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý,giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đềnghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
b) Thủ trưởng, Phó thủtrưởng cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định ápdụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sựdo cơ quan mình thụ lý giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sátquân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đềnghị của Viện kiểm sát quân sự Trungương.
3. Viện kiểm sátnhân dân, Tòa án nhân dân các cấp, nếuxét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị cơquan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảovệ đối với họ. Đề nghị phải được thể hiệnbằng văn bản.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tracủa Viện kiểm sát quân sự Trung ương nếu xét thấy cần áp dụng các biện pháp bảovệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lýgiải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát quân sự Trung ương có văn bản đề nghị với cơ quan Cảnh sát điều tra, cơquan An ninh điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra hình sự, cơ quan Anninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Điều 8. Quyết định ápdụng biện pháp bảo vệ
Quyết định áp dụng biện phápbảo vệ phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có trách nhiệm bảovệ; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ, thời gianbắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ; biện pháp bảo vệ được áp dụng.
Quyết định này được gửi chongười được bảo vệ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có yêu cầu ápdụng biện pháp bảo vệ và các đơn vị có liên quan để thực hiện.
Điều 9.Cơ quan có trách nhiệm bảovệ
Cơ quan có trách nhiệm bảo vệ là Cơ quan điều tra trong Công an nhândân. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện phápbảo vệ.
Việc bố trí lực lượng, phương tiện và cácđiều kiện cần thiết khác trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người đượcbảo vệ; quan hệ phối hợp giữa cơ quan có tráchnhiệm bảo vệ với các cơ quan, đơnvị có liênquan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộtrưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 10. Trình tự, thủtục quyết định áp dụng và thực hiện các biện pháp bảo vệ
1. Khi nhận được thông tinvề yêu cầu cần bảo vệ, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải khẩn trương thu thậpcác tài liệu cần thiết, kiểm tra tính xác thực của nguồn tin, căn cứ về việc đãhoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ, mức độ nguy hiểm thựctế đe dọa người được bảo vệ, xác định phạm vi và đối tượng cần bảo vệ; dự kiếnbiện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho ngườiđược bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp xét thấykhông cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, phải giải thích cho cơ quan, người cóyêu cầu biết và hướng dẫn cách khắc phục bằng biện pháp khác.
2. Trong trường hợp cấp báchcần ngăn chặn ngay các hành vi đe dọađến tínhmạng, sức khỏe và tài sản của người đượcbảo vệ thì cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải áp dụng ngay các biện phápbảo vệ cần thiết như cử ngay lực lượng bảo vệ đến nơi ở, nơi làm việc, học tậpcủa người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa người được bảo vệ đến nơi antoàn.
3. Trước khi quyết định cácbiện pháp bảo vệ, nếu xét thấy cần thiết phải huy động nhiều lực lượng, phươngtiện, biện pháp để bảo vệ và trong trường hợp có nhiều yêu cầu phức tạphoặc trong các vụ án tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốcgia, tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra cóthẩm quyền trong Công an nhân dân báo cáo xin ý kiến của Giám đốc Công an tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương(nếu ở địa phương) hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Tổng cụctrưởng Tổng cục An ninh II (nếu ở Bộ Công an). Trường hợp đặc biệt phải báo cáoxin ý kiến của lãnh đạo Bộ Côngan. Đối với Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân thì xin ýkiến của Thủ trưởng cấp quân khu (nếu vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quanđiều tra hình sự khu vực hoặc cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra quân khu và tươngđương) hoặc Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (nếu vụ án thuộcthẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra BộQuốc phòng).
4. Trong quá trình thực hiệncác biện pháp bảo vệ, nếu nảy sinh các yêucầu bảo vệmới phải huy động thêm phương tiện, lực lượng bảo vệ... thì cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảovệ ra quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định này được gửi tớicác đơn vị có trách nhiệm thựchiện việc bảo vệ, đồng thời thông báo cho người được bảo vệbiết.
5. Khi căn cứ về việc đãhoặc sẽ bị xâm hại đối với người được bảo vệ không còn thì người ra quyết địnháp dụng biện pháp bảo vệ phải có quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảovệ bằng văn bản và thông báo chocác cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan được biết.
Điều 11. Trách nhiệm củacác cơ quan
1. Trách nhiệm của các cơquan tiến hành tố tụng:
Các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, nếu nhận được đề nghị bảo vệ của người được bảo vệ và nhận thấy có căncứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ có tráchnhiệm áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện phápbảo vệ đối với người được bảo vệ.
2. Trách nhiệm của cơ quanra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ:
a) Cơ quan ra quyết định ápdụng các biện pháp bảo vệ chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chủ trì, phốihợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức việcáp dụng các biện pháp bảo vệ;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệngười được bảo vệ; lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ bảo vệ theo chế độ tài liệu mật;
c) Theo dõi, tổng kết, giảiquyết những vướng mắc nảy sinh; định kỳ hàng năm gửi báo cáo đến các cơ quan cóthẩm quyền.
3. Trách nhiệm của các cơquan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ:
a) Cơ quan có liên quan phảinghiêm túc thực hiện các yêu cầu bảo vệ của cơ quan ra quyết định áp dụng cácbiện pháp bảo vệ. Nếu có vấn đề khó khăn nảy sinh hoặc không thể đáp ứng đượcyêu cầu bảo vệ thì phải thông báo ngay bằng văn bản đối với cơ quan quyết địnháp dụng các biện pháp bảo vệ;
b) Trong trường hợp cùng lúccó nhiều yêu cầu bảo vệ thì căn cứ điều kiện thực tế của mình mà quyết định khẩncấp ưu tiên lực lượng, phương tiện bảo vệ đối với những đối tượng có căn cứ về việcđã hoặc sẽ bị xâm hại đến tính mạng, trước hết phải tập trung vào đối tượngtrong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, phạm tội cótổ chức xuyên quốc gia…;
c) Đề xuất biện pháp, hình thứcbảo vệ phù hợp với thựctiễn để đạt hiệu quả tốt nhất;
d) Thường xuyên, định kỳ báo cáo kết quả công tác bảo vệ được phân côngcho cơ quan quyết định biện pháp bảo vệ.
4. Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cáctổ chức, đoàn thể ở địa phương phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cácbiện pháp bảo vệ được phân công.
Điều 12. Hồ sơ bảovệ
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các loại biểu mẫu sau:
a) Quyết định áp dụng cácbiện pháp bảo vệ (Mẫu BV01);
b) Quyết định chấm dứt ápdụng các biện pháp bảo vệ (Mẫu BV02);
c) Quyết định bổ sung ápdụng các biện pháp bảo vệ (Mẫu BV03);
d) Quyết định thay đổi ápdụng các biện pháp bảo vệ (Mẫu BV04).
2. Hồ sơ bảo vệ gồm có:
a) Tài liệu thể hiện cácnguồn tin, căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người đượcbảo vệ;
b) Yêu cầu áp dụng hoặc thayđổi biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏevà tài sảncủa người được bảo vệ;
c) Kết quả xác minh về hànhvi xâm hại; hậu quả thiệt hại đã xảy ra và việc xử lýcủa cơ quan có thẩm quyền;
d) Quyết định áp dụng biệnpháp bảo vệ;
đ) Quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có);
e) Tài liệu thể hiện quátrình áp dụng biện pháp bảo vệ; văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên;nội dung chỉ đạo của người có trách nhiệm bảo vệ; tóm tắt việc xác minh, truytìm, truy bắt đối tượng đã tấn công hoặc xâm hại người được bảo vệ;
g) Văn bản yêu cầu các cơquan, đơn vị, cá nhân hỗ trợ, phối hợpthực hiệnviệc bảo vệ; tài liệu thể hiện kết quả phối hợp;
h) Tài liệu thể hiện việcđền bù, trợ cấp cho người được bảo vệ bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sứckhỏe;
i) Báo cáo kết quả thực hiệncác biện pháp bảo vệ;
k) Quyết định chấm dứt các biện pháp bảo vệ;
l) Các văn bản, tài liệukhác có liên quan.
Điều 13. Kinh phí bảođảm
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lập dự toán, sửdụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp bảo vệ trongThông tư này theo quy định của Luật Ngân sách nhànước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 14. Điều khoản thihành
1.Thông tư này có hiệu lựckể từ ngày 14 tháng 02 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư,nếu có vướng mắc, các cơquan đơn vị phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tòa án nhân dân tốicao để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Thành Cung | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Quý Vương |
KT. CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN Nguyễn Sơn | KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC Hoàng Nghĩa Mai |
…………… ………… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- | Mẫu số BV 01 BH theo Thông tư liên tịch số /2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày tháng năm 2013 |
Số: …./QĐ….. | …………, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Tôi:…………………………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịchsố ……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự;
Căn cứ (1)…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾTĐỊNH:
Áp dụng biện pháp bảo vệ đối với:
Họ và tên: ……………………………………………………..nam/nữ
Ngày tháng năm sinh: .............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu áp dụng biện pháp bảovệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Địa điểm cần bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có tráchnhiệm bảo vệ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên vàthường xuyên báo cáo tình hình, kết quảcông tác bảovệ về............................................................................
.................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điệnthoại:................................................
Nơi nhận: - ………………………………(2); - ………………………………(3); - ………………………………(4); - Lưu: hồ sơ (02 bản). | -------------------------- (5) (Ký tên, đóng dấu) |
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêucầu điều tra hoặc đơn của người yêucầu áp dụng các biện pháp bảovệ hoặc đề nghị của VKSND, TAND cùng cấp;
(2): Các đơn vị có tráchnhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (đểthực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền raquyết định.
…………… ………… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- | Mẫu số BV 02 BH theo Thông tư liên tịch số /2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày tháng năm 2013 |
Số: …./QĐ….. | …………, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
CHẤM DỨT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢOVỆ
Tôi:…………………………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự;
Căn cứ Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ số…… ngày ……tháng ….. năm….. của ……………………………………………………………………
Xét thấy ……………………………………………………………………………………
QUYẾTĐỊNH:
Chấm dứt biện pháp bảo vệ đã áp dụng trong Quyết định số ……..ngày .... tháng ....năm....của ……………………………, đối với:
Họ và tên: ………………………………………………………….nam/nữ……………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặcchỗ ở hiện tại):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ và ông (bà) có tên nêu trênthực hiện nghiêm chỉnh Quyết định này.
Nơi nhận: - ………………………………(1); - ………………………………(2); - ………………………………(3); - Lưu: hồ sơ (02 bản). | -------------------------- (4) (Ký tên, đóng dấu) |
____________
(1): Các đơn vị có tráchnhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(2): Người được bảo vệ (đểthực hiện);
(3): Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp;
(4): Người có thẩm quyền raquyết định.
…………… ………… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- | Mẫu số BV 03 BH theo Thông tư liên tịch số 2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày tháng năm 2013 |
Số: …./QĐ….. | …………, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
BỔ SUNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢOVỆ
Tôi:…………………………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số …../2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự;
Căn cứ (1) ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Tiếp Quyết định áp dụngcác biện pháp bảo vệ số……. ngày…… tháng ….năm….. của……………………………………………………………………………………………
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾTĐỊNH:
Bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệđối với:
Họ và tên: ……………………………………………………..nam/nữ
Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Yêu cầu áp dụng biện pháp bảovệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Địa điểm cần bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có tráchnhiệm bảo vệ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên vàthường xuyên báo cáo tình hình, kết quảcông tác bảovệ về............................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điệnthoại:.................................................
Nơi nhận: - ………………………………(2); - ………………………………(3); - ………………………………(4); - Lưu: hồ sơ (02 bản). | -------------------------- (5) (Ký tên, đóng dấu) |
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêucầu điều tra hoặc đơn của người yêucầu áp dụng các biện pháp bảovệ;
(2): Các đơn vị có tráchnhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (đểthực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền raquyết định.
…………… ………… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- | Mẫu số BV 04 BH theo Thông tư liên tịch số 2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày tháng năm 2013 |
Số: …./QĐ….. | …………, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢOVỆ
Tôi:…………………………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 7, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 103, Điều 211 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số ……./2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày.... tháng ... năm 2013 của Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tốgiác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tốtụng hình sự;
Căn cứ (1) ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Căn cứ Quyết định ápdụng các biện pháp bảo vệ số….. ngày…. tháng…. năm….của ………………………………………………………………………..
Xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ,
QUYẾTĐỊNH:
Thay đổi áp dụng biện pháp bảo vệđối với:
Họ và tên: ……………………………………………………..nam/nữ
Ngày tháng năm sinh: .............................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc chỗ ở hiện tại):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thay đổi biện pháp bảovệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tại Quyết định số ……..ngày…. tháng…. năm 2013 của……………………………………….. bằng biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Địa điểm cần bảovệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Yêu cầu các cơ quan có tráchnhiệm bảo vệ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên vàthường xuyên báo cáo tình hình, kết quảcông tác bảovệ về............................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………Số điện thoại:.................................................
Nơi nhận: - ………………………………(2); - ………………………………(3); - ………………………………(4); - Lưu: hồ sơ (02 bản). | -------------------------- (5) (Ký tên, đóng dấu) |
____________
(1): Kết quả xác minh hoặc yêucầu điều tra hoặc đơn của người yêucầu áp dụng các biện pháp bảovệ;
(2): Các đơn vị có tráchnhiệm bảo vệ (để thực hiện);
(3): Người được bảo vệ (đểthực hiện);
(4): Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp;
(5): Người có thẩm quyền raquyết định.