CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 123/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆNPHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đìnhngày 19 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tưpháp,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiếtmột số điềuvà biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Chương I
NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộtịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịchtrong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dâncư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyểntiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha,mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khaitử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinhcho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại ViệtNam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoàitại Ủy bannhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôncủa công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộtịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộtịch.
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng kýhộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lụchộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặcgiấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còngiá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộtịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chínhGiấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 củaLuật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờthay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tạiKhoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xácnhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghịđịnh này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộtịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặcchứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chungđường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xácnhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 củaLuật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kếtcủa người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao đượccấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trườnghợp người yêu cầunộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồsơ đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăngký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầuđăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệthống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trựctuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấytờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơdo người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầubổ sung hoàn thiện. Nếu hồsơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghirõ ngày, giờ trả kếtquả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấptừ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơkhông được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp vàxuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụpxác nhận về việc đã đốichiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thìngười tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp củagiấy tờ xuất trình.
3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưuchính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phíđăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện đượcmiễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầughi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàigiải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác địnhcha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn;hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quyđịnh tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minhtheo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêucầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộtịch cụ thể.
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tạiKhoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em đượcxác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sựvà được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không cóthỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định củapháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinhđược cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiệntheo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hànhLuật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghịđịnh này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch.Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tếcó thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấytờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghirõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sởy tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hànhchính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xácđịnh theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch,nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cánhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ,ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nướcngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tửhoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sởy tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủtịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hìnhthay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án,quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giaothông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì vănbản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám địnhpháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trườnghợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xãnơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Điều 5.Cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử
1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử vàcơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều4 của Nghị địnhnày có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyềntheo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quyđịnh của pháp luật.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấpGiấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quanđăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6.Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữđệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quanhệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khácvới nội dung trong Giấy khaisinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ cótrách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều 7.Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ ngườiđó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phảicó sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch làviệc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiệnkhi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộtịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Điều 8.Tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí,tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm côngtác hộ tịch.
2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chínhphủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làmcông tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chínhcấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡngnghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉbồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làmcông tác hộ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kếhoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địaphương.
Chương II
ĐĂNG KÝ HỘTỊCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
Mục 1. GIẤYTỜ NỘP, XUẤT TRÌNH
Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theoquy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dâncấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờtheo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng kýkết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 10.Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặcgiấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôntại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hônnhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xãmà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơiđăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy bannhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 củaNghị địnhnày.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyệnthì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xácnhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theoquy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, laođộng có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hônnhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của ViệtNam ở nướcngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH
Điều 11.Lập, khóa Sổ hộ tịch
1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việchộ tịch được đăng ký.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghinhững việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm côngtác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng sốviệc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuốicùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộtịch ký, đóng dấuxác nhận.
Điều 12.Lưu trữ Sổ hộ tịch
1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kểtừ ngày khóa Sổ hộtịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch đểchuyểnlưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấptrên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung vềBộ Ngoại giao.
2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phảikiểm tratừng quyển Sổ hộtịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký củatừng quyển.
3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễntheo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch cótrách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật;thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
Điều 13.Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản saotrích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chứclàm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cảichính vào Sổ hộtịch, bao gồm: Số,ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáoThủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theoquy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộtịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quảnlý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vàobản sao Sổ hộtịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thayđổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xácnhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận đượcvăn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịchhoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao tríchlục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu tráchnhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sailệch theo quy định của pháp luật.
Chương III
ĐĂNG KÝ HỘTỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Mục 1.ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 14.Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệtrẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi.Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thôngbáo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việctrẻ bị bỏ rơi;Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cánhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bịbỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tàisản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân,nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiệntrẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quanlập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quanlập, một bảngiao cá nhânhoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điềunày, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha,mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đangtạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổchức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăngký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quyđịnh của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơisinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày,tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi pháthiện trẻ bị bỏrơi;quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch đểtrống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định đượccha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khaisinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khaisinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc,quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch vàGiấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầulàm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủyban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dungđăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị địnhnày.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng kýkhai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quyđịnh tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch vàGiấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bịbỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha,mẹ”.
Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mangthai hộ
1. Ngườiyêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 củaLuật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợsinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theocặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
2. Thủtục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của LuậtHộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1Điều 4 của Nghị định này.
Mục 2.ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI
Điều 17. Đăng ký khai sinh
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻsinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bànxã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hànhchính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới củaViệt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờtheo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấytờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
b) Vănbản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con theo quy định tạiKhoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch;
c) Bảnsao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biêngiới của công dân nước láng giềng.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy địnhtại Khoản 2 Điều 16của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tạiKhoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 18. Đăng ký kết hôn
1. Ủyban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dânViệt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thườngtrú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ởkhu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Ngườiyêu cầuđăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị địnhnày; trực tiếpnộp hồ sơ tại Ủy bannhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờkhai chung;
b) Giấytờ do cơ quan có thẩm quyềncủa nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhậncông dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
c) Bảnsao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biêngiới của công dân nước láng giềng.
3. Trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp -hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dânquyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngàylàm việc.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định củaLuật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kếthôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bênnam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗibên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Ủyban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, concủa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thườngtrú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp vớixã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Ngườiyêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dânxã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấytờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bảnsao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biêngiới của công dân nước láng giềng.
3. Trongthời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp -hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhândân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minhthì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranhchấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người cóyêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấpcho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Điều 20. Đăng ký khai tử
1. Ủyban nhân dân xã ở khu vựcbiên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trútại xã đó.
2. Ngườiyêu cầu đăng ký khai tử nộp Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu quyđịnh, bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử được cấp theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
3. Ngaysau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng, công chức tư pháp - hộtịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký khai tử ký, ghi rõ họ tênvào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp bản chính trích lụchộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giảiquyết không quá 03 ngày làm việc.
4. Saukhi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân xã có văn bản thông báo kèm theo bản saotrích lục hộ tịch gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền củanước mà người chết mang quốc tịch.
Mục 3. CẤPGIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Ủyban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấpGiấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú,nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhândân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hônnhân.
2. Quyđịnh tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hônnhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếucó yêu cầu.
Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Ngườiyêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầuxác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đápứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trườnghợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặcchồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuấttrình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tạiKhoản 2 Điều 37của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
3. Trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp -hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêucầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quyđịnh pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dânký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dungGiấy xác nhận tìnhtrạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mụcđích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Trườnghợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tạinhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhâncủa mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộtịch báo cáo Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đãtừng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của ngườiđó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vănbản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minhvà trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hônnhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
5. Ngaytrong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Trườnghợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vàomục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụngtheo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Điều 23.Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấyxác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấyxác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyềncủa Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoàihoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đíchghi trong Giấy xác nhận.
Mục 4. ĐĂNGKÝ LẠI KHAI SINH, KẾT HÔN, KHAI TỬ
Điều 24.Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việckhai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Namtrước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịchđều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Ngườiyêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bảnsao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việcđăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký cònsống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Điều 25.Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Ủyban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhândân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kếthôn.
2. Ủyban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
1. Hồsơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăngký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
b) Bản sao toànbộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó cócác thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
c) Trườnghợp người yêu cầu đăngký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũtrang thì ngoài các giấy tờtheo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủtrưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ,chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán;quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
2. Trongthời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộtịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quyđịnh của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khaisinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhândân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tưpháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhândân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịchtại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đềnghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra,xác minh và trả lời bằng vănbản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc khôngcòn lưu giữ được sổ hộtịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quyđịnh pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinhnhư quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trướcđây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bảnsao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lạikhai sinh.
5. Trườnghợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhâncó sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ,giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xácđịnh theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợplệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công táctrong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bảncủa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
6. BộTư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lạikhai sinh theo quy định tại Điều này.
Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
1. Hồsơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờkhai theo mẫu quy định;
b) Bảnsao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấychứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liênquan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Trongthời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộtịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác,đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lạikết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhândân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp- hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dânnơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịchtại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vănbản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểmtra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữđược sổ hộtịch.
3. Trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc khôngcòn lưu giữ được sổ hộtịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quyđịnh pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hônnhư quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quanhệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõtrong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày,tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Điều 28. Thủ tục đăng ký lại khai tử
1. Hồsơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai theo mẫu quy định;
b) Bảnsao Giấy chứng từ trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấychứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minhsự kiện chết.
2. Trongthời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộtịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việcđăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpxã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăngký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vàoSổ hộ tịch.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá10 ngày làm việc.
Chương IV
ĐĂNG KÝ HỘTỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Mục 1.ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KẾT HÔN
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoàivề cư trú tại Việt Nam
1. Ủyban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹlà công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nướcngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Ngườiyêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tạiViệt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai theo mẫu quy định;
b) Giấychứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhậnvề việctrẻ emđược sinh ra ở nướcngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
c) Vănbản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam,người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy địnhtại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
4. Ngaytrong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơđầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tụcquy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác địnhtheo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồsơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịchvà quy định sau đây:
a) Haibên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấytờ chứng minh tìnhtrạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoàicấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không cóchồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thaybằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điềukiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nướcngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức ytế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng,kể từ ngày cấp.
2. Trườnghợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lạiquốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoàigiấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đãly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phảinộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việckết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức,viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản củacơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoàikhông tráivới quy định của ngành đó.
Điều 31.Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tạicác Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trongthời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hànhnghiên cứu, thẩm tra hồsơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệmvề kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơđăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợplệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và giađình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tạiĐiều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căncứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyđịnh bổ sung thủ tụcphỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi íchhợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Điều 32.Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
1. Trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kýGiấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn chohai bên nam, nữ.
2. Việctrao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghivào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trườnghợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hônthì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấychứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấychứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnhủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thìphải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn
1. Việcđăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc khôngđủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trườnghợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báobằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
Mục 2.GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC KẾT HÔN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚCNGOÀI
Điều 34.Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giảiquyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việckết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giảiquyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộtịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và khôngvi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếuvào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn khôngđáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của LuậtHôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kếthôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyềnlợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộtịch.
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
1. Hồsơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩmquyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sauđây:
a) Tờkhai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấytờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoàigiấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưuchính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tạiKhoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủyviệc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục vềviệc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tạiKhoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
2. Thờihạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngàyPhòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá10 ngày làm việc.
3. Thủtục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 củaLuật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Nếuthấy yêucầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
b) Nếuthấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Điều 36. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
1. Yêucầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sauđây:
a) Việckết hôn vi phạm điều cấmtheo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
b) Côngdân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trườnghợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tưpháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
Mục 3.GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC LY HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚCNGOÀI
Điều 37.Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
1. Bảnán, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lựcpháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan cóthẩmquyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quyđịnh của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Côngdân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thườngtrú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Namthì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nướcngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hônthì chỉ làmthủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
3. Trêncơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổngthông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kếthôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộctrường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không côngnhận tại Việt Nam.
Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tạiKhoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Ủyban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kếthôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn.
Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trướcđây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấphuyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy bannhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trênthực hiện.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thìviệc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnhcủa công dân Việt Nam thực hiện.
2. Côngdân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hônmà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan cóthẩmquyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dânViệt Nam thường trú thực hiện.
3. Côngdân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới màviệc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan cóthẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơitiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Điều 39.Thủ tục ghi chú ly hôn
1. Hồsơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờkhai theo mẫu quy định;
b) Bảnsao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thủtục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộtịch và quy định sau đây:
a) Trongthời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tạiKhoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồsơ. Nếuviệc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộctrường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quyđịnh tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định nàythì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báocáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá10 ngày làm việc.
b) Nếuyêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trườnghợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tạiKhoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện để từ chối.
c) Nếuviệc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặcSở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bảnsao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chútiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoạigiao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
Mục 4.ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH, KẾT HÔN, KHAI TỬ
Điều 40.Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khaisinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc củangười nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mấtthì được đăng ký lại.
2. Việcđăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sốngtại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
Điều 41.Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Ủyban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăngký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
2. Trườnghợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dâncấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấphuyện cấp trênthực hiện.
3. Trườnghợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấptỉnhhoặc Sở Tưpháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy bannhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó khôngcư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay củaSở Tưpháp thực hiện.
Điều 42.Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thựchiện tương tự như quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Nghị định này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH
Điều 43.Trách nhiệm thi hành
1. Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụtheo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp saunhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Xâydựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộtịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị địnhnày;
b) Bốtrí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộtịch tại địa phương;
c) Tổchức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về hộ tịch theo thẩm quyền.
3. Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện cácnhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biệnpháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉđạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định phápluật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng kýhộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉđạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp- hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa đượcđăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộtịch của người dân.
c) Căncứ tình hình thựctiễn, có kế hoạch bố trínguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phươngtheo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí côngchức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị địnhnày.
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêucầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy địnhcủa Nghị định số158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đốivới trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kếthôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chungsống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiệntheo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Điều 45. Hiệu lực thi hành
1. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãibỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
a) Nghị địnhsố 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chitiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việcthi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch;
c) Điều 1 vàĐiều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhânvà gia đình và chứng thực;
d) Các Điều 3,5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và giađình có yếutố nước ngoài;
đ)Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Sửa đổiKhoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đìnhnhư sau:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việcthực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địaphương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị địnhnày”.
4. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, PL (3b).KN | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |