Pháp luật hành chính

NGHỊ ĐỊNH Số: 54/2014/NĐ-CP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

9/28/2014 2:54:07 PM

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 54/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦATHANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tưpháp.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiệnchức năng thanh tra ngành Tư pháp; thanh tra viên; người được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp; tráchnhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tưpháp.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, Sở Tưpháp.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luậttrong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế.

Chương 2.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠNCỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tưpháp

1. Cơ quan thanh tra nhànước, gồm:

a) Thanh tra Bộ Tư pháp;

b) Thanh tra Sở Tư pháp.

2. Cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:

a) Cục Bổ trợ tư pháp;

b) Cục Hộ tịch, quốc tịch,chứng thực.

Điều 5.Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp

1. Thanh tra Bộ Tư pháp làcơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tácthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành;giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của phápluật.

2. Thanh tra Bộ Tư pháp cóChánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Bộ Tư phápdo Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất vớiTổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Tưpháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị củaChánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

3. Thanh tra Bộ Tư pháp cócon dấu, tài khoản riêng.

4. Thanh tra Bộ Tư pháp cócác phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịusự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác,hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 6.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp

Thanh tra Bộ Tư pháp thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ,quyền hạn sau:

1. Chủ trì hoặc tham gia xâydựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanhtra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộtrưởng Bộ Tư pháp giao.

2. Hướng dẫn các cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạchthanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn củaTổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuấtkế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng nămtrình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.

3. Hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểmtra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanhtra, tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Tổ chức tập huấn nghiệpvụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tácviên thanh tra.

5. Yêu cầu cơ quan được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanhtra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo vềcông tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộcphạm vi quản  của Sở Tư pháp.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và ChánhThanh tra Bộ Tư pháp.

7. Theo dõi, kiểm tra, đônđốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo,biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộcBộ Tư pháp.

8. Chủ trì Đoàn thanh traliên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.

9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

10. Các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 7.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp

Chánh Thanh tra Bộ Tư phápthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệmvụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tưpháp; Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm củaThủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong việc thựchiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng.

3. Trưng tập công chức, viênchức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháptheo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộtrưởng Bộ Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thihành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lựcpháp luật.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 8.Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp

1. Thanh tra Sở Tư pháp làcơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hànhchính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Sở Tư pháp cóChánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Sở Tư phápdo Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất vớiChánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra Sở Tưpháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị củaChánh Thanh tra Sở Tư pháp.

3. Thanh tra Sở Tư pháp cócon dấu và tài khoản riêng.

4. Thanh tra Sở Tư pháp chịusự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo về công tácthanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, vềnghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Thanh tra Bộ Tư pháp.

Điều 9.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp

Thanh tra Sở Tư pháp thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ,quyền hạn sau:

1. Hướng dẫn, kiểm tra cácđơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Theo dõi, kiểm tra, đônđốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý,kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp.

3. Tổng hợp, báo cáo kết quảvề công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngtrong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp

Chánh Thanh tra Sở Tư phápthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệmvụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Giám đốc Sở Tưpháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về công tác thanh tra;giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tráchnhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm củaThủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra;giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

3. Trưng tập công chức, viênchức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Giúp Giám đốc Sở Tư pháptheo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giámđốc Sở Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hànhbiện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực phápluật.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứngthực

Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộtịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định vềcơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanhtra chuyên ngành; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật vềthanh tra.

Điều12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộtịch, quốc tịch, chứng thực

Cục trưởng Cục Bổ trợ tưpháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP; trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứngvới thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyđịnh tại Khoản 4 Điều 46 Luật Xử  viphạm hành chính và Khoản 4 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổtrợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phásản doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định củapháp luật về thanh tra.

Điều13. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp,Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyếtđịnh việc thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại CụcBổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Chương3.

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

MỤC 1.HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH

Điều14. Nội dung, đối tượng thanh tra hành chính

Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanhtra Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2Nghị định này.

Điều15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính

Thẩm quyền ra quyết địnhthanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thanh tra, Điều19 và Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Điều16. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính

Trình tự, thủ tục thanh trahành chính thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và Điều50 Luật Thanh tra, các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 và Điều 31Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

MỤC 2.HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều17. Đối tượng thanh tra chuyên ngành

Các cơ quan, tổ chức, cánhân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Điều18. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Cấp giấy đăng ký hoạtđộng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; tổchức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

2. Hoạt động hành nghề củaluật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hànhnghề luật sư; thù lao luật sư, chi phí theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư;hoạt động hành nghề của tổ chức hànhnghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động hành nghề của luật sư nướcngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư.

Điều19. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tư vấn pháp luật

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Tổ chức và hoạt động củaTrung tâm tư vấn pháp luật.

2. Đăng ký hoạt động củaTrung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; đăng kýthay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấnpháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật.

3. Cấp, thu hồi thẻ tư vấnviên pháp luật; hoạt động của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn phápluật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn phápluật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; việc thực hiện các quy địnhkhác của pháp luật về tư vấn pháp luật.

Điều20. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm,miễn nhiệm công chứng viên tại Sở Tư pháp; tạm đình chỉ hành nghề công chứng;hoạt động của Phòng công chứng; thành lập Văn phòng công chứng, cấp giấy đăngký hoạt động cho Văn phòng công chứng; thu hồi giấy đăng ký hoạt động, quyết địnhcho phép thành lập Văn phòng công chứng.

2. Tập sự hành nghề côngchứng; việc thực hiện công chứng của công chứng viên; đăng ký hoạt động của Vănphòng công chứng; đăng ký thay đổi nội dung đăngký hoạt động của Văn phòng công chứng; đăng báo nội dung đăng kýhoạt động của Văn phòng côngchứng; hoạt động của Văn phòng công chứng; chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng; thủ tục công chứnghợp đồng, giao dịch; lưu trữ hồ sơ công chứng; phí công chứng, thù lao côngchứng; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về công chứng.

Điều21. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Đăng ký danh sách đấu giáviên, cấp thẻ đấu giá viên của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

2. Hoạt động của đấu giáviên, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; đăng ký danh sách đấu giá viên, cấp thẻđấu giá viên của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; tổ chức và hoạt động của hộiđồng bán đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; việc thực hiệncác quy định khác của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều22. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trọng tài thương mại

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Đăng ký hoạt động củaTrung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài; đăng ký hoạt động củaChi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thông báo việc thànhlập Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

2. Tiêu chuẩn trọng tàiviên; tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài; tổ chức và hoạt động của tổchức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác củapháp luật về trọng tài thương mại.

Điều23. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Đăng ký việc sinh, kếthôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung, điều chỉnh hộ tịchvà đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việc sinh,tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Công nhận việc kết hôn, nhậncha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã đượctiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Cấp giấy xác nhận tình trạnghôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với ngườinước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài ở nước ngoài; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch tại Sở Tưpháp.

Ghi vào sổ hộ tịch các việcvề hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài, các việc về quốc tịch, việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.

Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờhộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch tại Cơ quan Ngoạigiao, Lãnh sự Việt Nam.

2. Đăng ký kết hôn, nhậncha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.

3. Đăng ký việc sinh, kếthôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch và đăng ký việc nhậncha, mẹ, con; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn; đăng ký việc sinh, khai tử quáhạn.

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịchtừ sổ hộ tịch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Ghi vào sổ hộ tịch các thayđổi hộ tịch khác; ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.

Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờhộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch; thu, nộp lệ phí hộtịch; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hộ tịch.

Điều24. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việcnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân ViệtNam với nhau tạm trú ở nước ngoài; công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tạicơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nướcngoài.

2. Tổ chức và hoạt động củatổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

3. Đăng ký nuôi con nuôi trong nước; đăng ký lại việc nuôi connuôi; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước; nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài ở khu vực biên giới; việc thực hiện các quy định khác của pháp luậtvề nuôi con nuôi.

Điều25. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Thủ tục đề xuất việc nhậpquốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam; kiếnnghị tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏquyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thànhniên và của con nuôi; cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp giấy xácnhận là người gốc Việt Nam.

2. Thu, nộp lệ phí giảiquyết các việc liên quan đến quốc tịch; việc thực hiện các quy định khác củapháp luật về quốc tịch.

Điều26. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chứng thực

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Chứng thực bản sao từ bảnchính; chứng thực chữ ký; cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực hợp đồng mua bánnhà thuộc sở hữu chung hoặc đang cho thuê; chứng thực hợp đồng thế chấp tàisản; chứng thực di chúc; chứng thực văn bản thỏathuận phân chia di sản; chứng thực văn bản khai nhận di sản; chứngthực văn bản từ chối nhận di sản; chứng thực giấy ủy quyền; chứng thực hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của phápluật.

2. Thu, nộp lệ phí chứngthực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch, cấp bản sao; việc thựchiện các quy định khác của pháp luật về chứng thực.

Điều27. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lý lịch tư pháp

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Xây dựng, quản lý, khaithác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tiếp nhận thông tin lý lịch tưpháp, lập lý lịch tư pháp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp, cấp phiếulý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.

2. Cung cấp thông tin lýlịch tư pháp về án tích; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảmnhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản; việc thực hiệncác quy định khác của pháp luật về lý lịch tư pháp.

Điều28. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Nội dung phổ biến, giáodục pháp luật cho công dân và một số đối tượng đặc thù; giáo dục pháp luậttrong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Trách nhiệm phổ biến,giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; việc thực hiện các quy địnhkhác của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều29. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Việc thực hiện trợ giúppháp lý trong các chương trình giảm nghèo.

2. Người thực hiện trợ giúppháp lý; người được trợ giúp pháp lý; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; tổchức thực hiện trợ giúp pháp lý; phạm vi, hình thức trợ giúp pháp lý; hoạt độngtrợ giúp pháp lý; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trợ giúppháp lý.

Điều30. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay,thế chấp tàu bay; trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàubiển.

2. Trình tự, thủ tục đăngký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất; nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện đăng ký giao dịch bảođảm.

3. Thu, nộp lệ phí đăng ký,phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng; việc thực hiện các quyđịnh khác của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều31. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường củaNhà nước

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Việc giải quyết bồithường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả củangười thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án dân sự.

2. Việc giải quyết bồithường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả củangười thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính; việc thực hiện cácquy định khác của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều32. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về văn bản được kiểm tra, xử lý; nội dung kiểm tra vănbản; trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hànhhoặc liên tịch ban hành; thẩm quyền, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩmquyền do cơ quan nhà nước khác ban hành; xử lý trách nhiệm đối với người, cơquan ban hành văn bản trái pháp luật; việc thực hiện các quy định khác của phápluật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Điều33. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về nội dung hợp tác, hình thức hợp tác; thủ tục trình hồsơ thẩm định, trình phê duyệt các chương trình, dự án hợp tác; theo dõi, đánhgiá các chương trình, dự án hợp tác; việc thực hiện các quy định khác của phápluật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

Điều34. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giám định tư pháp

Thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về:

1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm,miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Sở Tư pháp; thành lập, đăng ký hoạt độngcủa tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

2. Hoạt động giám định tưpháp của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; hoạtđộng giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giámđịnh tư pháp ngoài công lập; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật vềgiám định tư pháp.

Điều35. Nội dung thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

1. Thanh tra việc chấp hànhcác quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luậtsư, tư vấn pháp luật, công chứng, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại,nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúppháp , giám định tư pháp,hợp tác với nước ngoài về pháp luật, thihành án dân sự.

2. Thanh tra việc chấp hànhcác quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứngthực, hộ tịch, nuôi con nuôi trong nước, phổ biến, giáo dục pháp luật, đăng kýgiao dịch bảo đảm, hôn nhân và gia đình.

Điều36. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra Bộ Tư phápthanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25,26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 và Điều 35 Nghị định này; thanh tra lại theo quyđịnh tại Điều 38 Nghị định này.

Giúp Bộ trưởng Bộ Tư phápchủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủyban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thanh tra việc thực hiện quyđịnh tại Điều 34 Nghị định này.

2. Cục Bổ trợ tư pháp thanhtra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 và Điều 22 Nghị địnhnày; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quanthanh tra việc thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.

3. Cục Hộ tịch, quốc tịch,chứng thực thanh tra việc thực hiện các quy định tại các Điều 23, 25 và Điều 26Nghị định này.

4. Thanh tra Sở Tư phápthanh tra việc thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điều 19, Khoản 2 Điều20, Khoản 2 Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23, Khoản 3 Điều24, Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 2 và Khoản 3 Điều30, Khoản 2 Điều 31, Điều 32 và Khoản 2 Điều 35 Nghị định này.

Giúp Giám đốc Sở Tư pháp chủtrì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tratheo nội dung tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định này.

Điều37. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành

Trình tự, thủ tục thanh trachuyên ngành được thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 và Điều56 Luật Thanh tra và các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 vàĐiều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Điều38. Thanh tra lại

1. Chánh Thanh tra Bộ Tưpháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp,Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộcphạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

2. Trình tự, thủ tục thanhtra lại được thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50, 51 và Điều 52Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

MỤC 3. KẾHOẠCH THANH TRA, XỬ LÝ CHỒNG CHÉO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ THẨM QUYỀN RAQUYẾT ĐỊNH THANH TRA

Điều39. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm

1. Chậm nhất vào ngày 01tháng 11 hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tư pháp và yêu cầu côngtác quản lý của mình, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đềxuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp.

Căn cứ vào Định hướng chươngtrình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quảnlý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của Cục Bổ trợ tư pháp, CụcHộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp,trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15tháng 11 hằng năm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp phêduyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

2. Thanh tra Sở Tư pháp lậpkế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 tháng 12hằng năm. Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tưpháp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

3. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều nàyđược gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều40. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra

1. Trong trường hợp kế hoạchthanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanhtra Sở Tư pháp thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp.

2. Chánh Thanh tra Bộ Tưpháp xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ Tư pháp,Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực với Thanh tra Sở Tưpháp.

3. Chánh Thanh tra Sở Tưpháp báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanhtra với các cơ quan thanh tra của địa phương; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp phốihợp với Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh trangành Tư pháp với các cơ quan thanh tra của địa phương.

Điều41. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành

1. Thẩm quyền ra quyết địnhthanh tra theo kế hoạch:

a) Căn cứ kế hoạch thanhtra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổtrợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanhtra, thành lập đoàn thanh tra;

b) Căn cứ kế hoạch thanhtra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh traviên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp,Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phân công người được giao thựchiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngànhđộc lập.

2. Thẩm quyền ra quyết địnhthanh tra đột xuất:

a) Chánh Thanh tra Bộ Tưpháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lậpđoàn thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầucủa việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi được giaohoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp. Quyết địnhthanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp để báocáo.

b) Cục trưởng Cục Bổ trợ tưpháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra độtxuất, thành lập đoàn thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khiđược Chánh thanh tra Bộ Tư pháp giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tưpháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh Thanhtra Bộ Tư pháp để báo cáo.

3. Đối với vụ việc phức tạp,liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Bộ trưởng Bộ Tưpháp, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra.

Chương4.

THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP,NGƯỜI ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TƯ PHÁP

Điều42. Thanh tra viên ngành Tư pháp

1. Thanh tra viên ngành Tưpháp là công chức của Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp được bổ nhiệmvào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luậtvà các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, ChánhThanh tra Sở Tư pháp.

2. Thanh tra viên ngành Tưpháp được hưởng lương theo các ngạch công chức; được cấp trang phục thanh tra,thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu và được hưởng các chế độ, chính sách kháctheo quy định của pháp luật.

Điều43. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp

1. Cộng tác viên thanh trangành Tư pháp là người được Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp trưngtập tham gia đoàn thanh tra.

2. Cộng tác viên thanh trangành Tư pháp là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước,có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, côngminh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanhtra của cơ quan trưng tập.

3. Cộng tác viên thanh trangành Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hưởng các chế độ, chínhsách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.

Điều44. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp

1. Người được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp là công chức của Cục Bổ trợ tư pháp,Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy địnhcủa ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị địnhsố 07/2012/NĐ-CP.

2. Người được giao thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốctịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chínhtương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra viên tư phápquy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 1 Điều 67Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.

Chương5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠTĐỘNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

Điều45. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạtđộng thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

2. Chỉ đạo việc xây dựng vàphê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, CụcHộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

3. Xử  kịp thời các kết luận, kiến nghị vềcông tác thanh tra.

4. Giải quyết kịp thời cáckhó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạtđộng thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.

5. Các nhiệm vụ khác theoquy định của pháp luật.

Điều46. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp với Sở Nội vụkiện toàn tổ chức, bảo đảm hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp.

2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối vớithanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở Tư pháp.

3. Chỉ đạo các cơ quanchuyên môn của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp để Thanh tra Sở Tư pháp hoạt động có hiệu lực,hiệu quả.

Điều47. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạtđộng thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.

2. Chỉ đạo việc xây dựng vàphê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp.

3. Xử lý kịp thời các kếtluận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Kiện toàn tổ chức và bảođảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp theo thẩm quyền.

5. Giải quyết kịp thời cáckhó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạtđộng thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.

6. Các nhiệm vụ khác theoquy định của pháp luật.

Điều48. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Tư pháp và các cơ quan,tổ chức có liên quan

1. Thanh tra Bộ Tư pháp phốihợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, CụcBổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra tỉnh, Sở Tư phápvà các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Sở Tư pháp phốihợp với Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ngành của tỉnh,Thanh tra huyện, Phòng Tư pháp trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

3. Cơ quan thanh tra ngànhTư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức khác có liênquan trong hoạt động thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống thamnhũng và phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Chương6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều49. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014, thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-GPngày 01 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tưpháp.

Điều50. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổchức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thihành Nghị định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 2509

video

Lượt truy cập: 1304226 lần

Đang online: 2 người