HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 02/2012/NQ-HĐTP | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 60/2011/QH12NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2011 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNGMỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căncứ Luật Tổ chức Toà án nhân dân;
Đểthi hành đúng và thống nhất các quy định của Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29tháng 3 năm 2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 60);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
1. Thời hạn kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 08 tháng 4 năm 2011 (ngày Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được công bố) được thựchiện theo quy định tại Điều 288 và Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(sau đây viết tắt là BLTTDS năm 2004); cụ thể nhưsau:
a) Thời hạn kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại, lao động củaTòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Thời hạn kháng nghị theo thủtục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căncứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 của BLTTDS năm2004.
2. Thời hạn kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từngày 08 tháng 4 năm 2011 đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 (ngày Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực) được thực hiện theoquy định tại Điều 288 và Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi,bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (sauđây viết tắt là BLTTDS); cụ thể nhưsau:
a) Thời hạn kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật nếuđương sự không có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thờihạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động củaTòa án có hiệu lực pháp luật.
b) Thời hạn kháng nghị được kéodài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1Điều 288 của BLTTDS khi có đủ các điều kiện sau đây:
b1) Đương sự đã có đơn đề nghịtheo quy định tại khoản 1 Điều 284 của BLTTDS và sau khi hết thời hạn khángnghị quy định tại khoản 1 Điều 288 của BLTTDS đương sự vẫn tiếp tục có đơn đềnghị;
b2) Bản án, quyết định dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệulực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của BLTTDS, xâmphạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba,xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
c) Thời hạn kháng nghị theo thủtục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căncứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 của BLTTDS.
3. Để có căn cứ tính thời hạn kháng nghị theo quy địnhtại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 60 và hướng dẫn tại khoản 2Điều này, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải thực hiện đúng quy định tạiChương XVIII “Thủ tục giám đốc thẩm” của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 2. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực phápluật trước ngày 01 tháng 01 năm 2012
1. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động củaTòa ánđã có hiệu lực pháp luật trước ngày 08 tháng 4 năm 2011 mà chưa có kháng nghị của người có thẩmquyền, thì việc kháng nghị giám đốcthẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS năm 2004.
2. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 và đương sự có đơn đề nghị giám đốc thẩm, táithẩm trong thời hạn từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01tháng 01 năm 2012 mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc khángnghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS.
3. Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động củaTòa ánđã có hiệu lực pháp luật từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 nhưngđương sự không có đơn đề nghị kháng nghịtrong thời hạn từ ngày 08 tháng 4 năm 2011 đến trước ngày 01 tháng 01năm 2012, mà phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật và chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghịgiám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của BLTTDS năm 2004.
Điều 3. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết vụviệc dân sự được thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2012
Vụ việc dân sự đãđược Tòa án thụ lý để giải quyết sơ thẩm, giải quyết phúc thẩm, giải quyết giámđốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 mà từ ngày 01 tháng 01 năm2012 mới được giải quyết thì được thực hiện theo quy định tương ứng của BLTTDS.
Điều 4. Hiệulực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày01 tháng 7 năm 2013.
Nơi nhận: - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; (để giám sát) - Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; (để giám sát) - Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; (để giám sát) - Văn phòng Trung ương Đảng; (để báo cáo) - Văn phòng Chủ tịch nước; (để báo cáo) - Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo); - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (để phối hợp) - Bộ Tư pháp; (để phối hợp) - Thanh tra Chính phủ; (để phối hợp) - Bộ, các cơ quan ngang bộ, (để phối hợp) cơ quan thuộc Chính phủ; (để phối hợp) - Toà án nhân dân các cấp; (để thực hiện) - Các Thẩm phán và các đơn vị thuộc TANDTC; (để thực hiện) - Trang thông tin điện tử của TANDTC; (để đăng) - Lưu: VT VP, VT Viện KHXX TANDTC. | TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN CHÁNH ÁN Trương Hòa Bình |