Doanh nghiệp

Xử lý hành vi mua bán, sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

6/22/2021 3:19:33 PM

Hiện nay, việc mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang là một trong những vấn đề nhức nhối. Việc làm này đã gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa.

1. Đối tượng bị xử phạt mua bán, sử dụng có hành vi hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

- Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi này trên lãnh thổ Việt Nam. Các tổ chức này bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên.

+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

+ Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

2. Căn cứ xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa

Theo Khoản 13, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa gồm:

- Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa.

- Bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa.

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật

3. Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

           4. Xử phạt hành chính đối với hành vi mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

           Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với việc sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cụ thể:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi việc sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngoài ra, đối với hành vi này còn có các hình thức xử phạt bổ sung:

- Tịch thu tang vật.

- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.


Sưu tầm

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 3295

video

Lượt truy cập: 1388422 lần

Đang online: 1 người