Dân sự - HNGĐ - TM

TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

8/24/2021 8:15:36 AM

Mỗi một cá nhân không chỉ là một thực thể xã hội mà còn là một thực thể pháp lý, là một chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật. Khi một cá nhân biệt tích trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố pháp lý cũng như ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, chủ thể khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của họ cũng như của những người liên quan, Bộ luật dân sự đã quy định những điều kiện, trình tự để tuyên bố một người mất tích.

I. Điều kiện, trình tự tuyên bố một ngườimất tích

Căn cứ theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015: “Khi mộtngười biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫnkhông có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêucầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mấttích”.

            Theo đó, điều kiện để Tòa áncó thể tuyên bố một người mất tích là: Thứ nhất, về thời gian biệt tích.Cá nhân biệt tích 02 năm liền trở lên và không có một thông tin nào về người đónhư cụ thể đã chết hay còn sống. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết đượcthông tin cuối cùng về người đó và thời gian này phải liên tục, không bị ngắtquãng. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời gian này đượctính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng hoặc nếukhông xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tínhtừ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng. Việc xác định thờigian này được tính bằng cách có bằng chứng (các loại giấy tờ, văn bản,...) đểchứng minh rằng có tin tức của người biệt tích vào thời điểm đó của người cóquyền, nghĩa vụ liên quan. Trên cơ sở đó, Tòa án mới xem xét và xác định tínhxác thực của các bằng chứng để xác định thời hạn của từng trường hợp cụ thể .

            Trình tự để tuyên bố một ngườimất tích là:

Thứ nhất,có đơn yêu cầu tuyên bố người mất tích. Những người có quyền, lợi ích liên quanmà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể thì họ có quyền yêucầu Tòa án tuyên bố cá nhân đó mất tích. Cùng với đơn yêu cầu, họ gửi kèm nhữngtài liệu, chứng cứ có liên quan để chứng minh người bị yêu cầu mất tích theoquy định.  Trên cơ sở đó Tòa án sẽ xem xét, thực hiện theo trình tự quyđịnh của pháp luật và ra tuyên bố phù hợp. 

Thứ hai,đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luậtvề tố tụng dân sự. Trên cơ sở có đơn yêu cầu tuyên bố người mất tích của ngườicó quyền và lợi ích liên quan, Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện tìm kiếmthông tin người đó. Cách thức, biện pháp thông báo được pháp luật quy địnhtrong luật tố tụng dân sự. Việc tìm kiếm thông tin người đang được yêu cầutuyên bố mất tích phải được đăng trên các kênh thông tin Đài truyền hình 3 ngàyliên tục, báo chí của trung ương trong 3 số liên tục và đăng thông tin ở Cổngthông tin điện tử của Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có).

Thứ ba,Tòa án tuyên bố người mất tích. Khi đã thực hiện theo đúng trình tự tìm kiếmthông tin và các thủ tục có liên quan Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định tuyênbố cá nhân được yêu cầu có mất tích hay không. Trong trường hợp nếu Tòa ántuyên bố người đó mất tích thì sẽ dẫn đến một số hậu quả pháp lý như về quan hệtài sản, quan hệ hôn nhân… Sau khi có quyết định của Tòa án thì phải gửi cho Ủyban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú cuối cùng của người bị mất tích để ghichú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

II. Hệ quả của việc tuyên bố một người mấttích

1. Tư cách cá nhân của người bị tuyên bốmất tích

Khi Tòa án tuyên bố một người mất tích, tạm thời đìnhchỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích, nên các giao dịch được xáclập có sự tham gia của người bị tuyên bố mất tích thì giao dịch này không cóhiệu lực. Việc tạm dừng tư cách cá nhân của chủ thể không làm chấm dứt tư cáchchủ thể của họ, khi trở về tư cách chủ thể của người đó lại có hiệu lực pháplý. 

2. Quan hệ nhân thân

Khi một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì quan hệ nhânthân của họ cũng bị tạm dừng. Trong trường hợp quan hệ hôn nhân, khi vợ hoặcchồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì hôn nhân không chấm dứt nhưng là căn cứđể Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị mất tích được ly hôn khi cóyêu cầu. 

            3. Quản lý tài sản của người bị mấttích

            Tài sản của người bị tuyên bố mấttích được giao cho người quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự, theo đóquyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tíchtương tự như người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, cụ thểtài sản của người mất tích sẽ được giao cho:

            - Đối với tài sản đã được người vắngmặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý.

- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữuchung còn lại quản lý.

- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quảnlý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lựchành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế nănglực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.Còn trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người tuyên bố mất tíchthì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ củangười bị tuyên bố mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao chongười thân thích của người bị mất tích hoặc người khác theo quy định của phápluật.

- Còn trong trường hợp không có nhữngngười trên thì Tòa sẽ chỉ định một trong số những người thân thích của ngườimất tích quản lý còn nếu không có người thân thích thì Tòa án sẽ chỉ định ngườikhác quản lý tài sản theo quy định pháp luật.

Sưu tầm

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 8215

video

Lượt truy cập: 1388401 lần

Đang online: 11 người