CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- |
Số: 110/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠMHÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, HÔN NHÂN VÀ GIAĐÌNH, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6năm 2012;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm2000;
Căn cứ Luật phá sản ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm2008;
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm2008;
Căn cứ Luật lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật trọng tài thương mại ngày 17 tháng 6 năm2010;
Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm2012;
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng6 năm 2012;
Căn cứ Luật luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
Căn cứ Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị địnhvề đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm2010 của Chính phủ về bản đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân vàgia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và giađình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,
Chương 1.
QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hànhchính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vivi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiềncụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnhvực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: Luật sư, tư vấn pháp luật,công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại;
b) Hành chính tư pháp, bao gồm: Chứng thực; hộ tịch;quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế vềpháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Hôn nhân và gia đình;
d) Thi hành án dân sự;
đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quảnlý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d vàđ Khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy địnhtại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đóđể xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnhvực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định củaNghị định này bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghềnghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nướcngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổchức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nướcngoài tại Việt Nam;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình cóyếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúppháp lý;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản;
d) Cơ quan Trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và đơn vị trực thuộc của các tổ chức này thực hiện hoạt động hợptác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủvà tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đókhông thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước viphạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị địnhnày.
Điều 3. Biện pháp khắc phục hậuquả
1. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiĐiều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định thêm các biệnpháp khắc phục hậu quả khác áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại cácChương II, III, IV, V và VI của Nghị định này, bao gồm:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản;
b) Hủy bỏ giấy tờ giả;
c) Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừkhông đúng quy định của pháp luật;
d) Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượngkhông đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiĐiểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền xử phạt không có thẩmquyền hủy bỏ thì kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền hủybỏ.
Điều 4. Quy định về mức phạttiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV,V và VI của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính củacá nhân, trừ các điều quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp tổ chức có hànhvi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạttiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 15,18, 21, 22, 29, 44, 51, 58, 59, 60, 62 và 63 của Nghị định này được áp dụng đốivới tổ chức.
Chương 2.
HÀNHVI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONGLĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ
Điều 5. Hành vi vi phạm quyđịnh về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghềluật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăngký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghềluật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nướcngoài tại Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ docơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư,giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ docơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổchức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phépthành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nướcngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luậtsư tại Việt Nam;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấyđăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghềluật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánhcủa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánhcủa công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉhành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sưtại Việt Nam;
b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăngký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luậtsư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh củatổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh củacông ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động hành nghề luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụvà trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý chokhách hàng;
b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không thựchiện việc đăng ký hành nghề với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp chuyểnĐoàn luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cung cấp dịchvụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã kýhợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham giatố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thựchiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thànhviên;
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chứchành nghề luật sư trở lên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉhành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sưtại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận ngườibào chữa;
b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không đăng kýhành nghề tại cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1Điều này;
c) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam khi giấyphép hành nghề đã hết hạn;
d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư,giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đểhành nghề luật sư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Luật sư hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng kýhành nghề luật sư; chưa được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Luật sư nước ngoài hoạt động không đúng hình thức,phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng kýhành nghề luật sư hoặc sử dụng giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam củangười khác để hành nghề luật sư;
d) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng kýhành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận vềviệc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa giả.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng kýhành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận vềviệc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa;
b) Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳhình thức nào;
c) Cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn,cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; nhận, đòi hỏi bấtkỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏathuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
đ) Hành nghề luật sư khi không có chứng chỉ hành nghềluật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư;
e) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trongtrường hợp không đủ điều kiện hành nghề.
6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư,giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ06 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng bằngvăn bản hoặc ký hợp đồng thiếu một trong các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều26 của Luật luật sư;
b) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyềnlợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
c) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;
d) Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giụckhách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng màmình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng vănbản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấyđăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 01tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điềunày.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Khoản 4, các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 5, Điểm a vàĐiểm b Khoản 6 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nướcngoài tại Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ởnước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nộidung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất,sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt độnghoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nướcngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại ViệtNam;
d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn vềtình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung,thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạtđộng, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt độngđúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) ngườitập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm;
c) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu khôngđúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểumẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phépthành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nướcngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăngký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghềluật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nướcngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cho người không phải là luật sư của tổ chức mìnhhành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
d) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi tronggiấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chinhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chinhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sởđã đăng ký;
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụngtheo phân công của Đoàn luật sư;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luậtsư của tổ chức mình;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Namhoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt vàhành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài;
h) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động,giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoàitại Việt Nam để hoạt động luật sư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hànhnghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giảcủa chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nướcngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thùlao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết;
c) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác đểhoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luậtsư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoàitại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư;
d) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại vănphòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghềluật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạtđộng của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nướcngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấpthuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài,công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam viphạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư;
g) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư,chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chứchành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công tyluật nước ngoài tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạtđộng của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư,chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài,chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạtđộng với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phépthành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, dvà h Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này,
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và g Khoản 4, Khoản 5, Điểm b Khoản6 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm của tổchức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đề án tổchức đại hội hoặc kết quả đại hội của Đoàn luật sư;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xãhội - nghề nghiệp của luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới hành vi không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư và không trựctiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu củacơ quan tiến hành tố tụng.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤNPHÁP LUẬT
Điều 9. Hành vi vi phạm quyđịnh về trung tâm tư vấn pháp luật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tạitrụ sở.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn vớicơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động theo định kỳ hàng năm hoặc khiđược yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấmdứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm,trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; mở hoặc chấm dứt hoạt độngcủa chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu khôngđúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Phân công người không phải là tư vấn viên phápluật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sưhành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm đểthực hiện tư vấn pháp luật;
c) Cử người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộngtác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề vớitư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tham gia tố tụngđể bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân yêu cầu tư vấn pháp luật;
d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăngký hoạt động;
đ) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấyđăng ký hoạt động.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi tronggiấy đăng ký hoạt động;
b) Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật củatrung tâm hoạt động tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
c) Không đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn phápluật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền;
d) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với hành vi của tổ chức không có chức năng tư vấn pháp luật mà hoạt động tưvấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 thángđến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm bKhoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động tư vấn pháp luật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên phápluật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ tư vấnviên pháp luật;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoảnthù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, tưvấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn phápluật để thu lợi cho riêng mình;
d) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấnviên pháp luật;
đ) Sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật giả.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luậtcung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩmquyền;
c) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luậtkhiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Cố ý tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đốilập trong cùng một vụ việc;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêucầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luậtđồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Không phải là tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tưvấn pháp luật với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứngchỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tạiĐiểm c Khoản 3, các Điểm b, c, d và đ Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiKhoản 2, Điểm d và Điểm đ Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 3, Điểm a và Điểm e Khoản 4Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNGCHỨNG
Điều 11. Hành vi vi phạm quyđịnh về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứngviên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dungđăng ký hoạt động văn phòng công chứng
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ docơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻcông chứng viên;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ,tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăngký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng côngchứng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệmcông chứng viên;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập,hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động vănphòng công chứng;
c) Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật,thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứngviên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm côngchứng viên;
b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồsơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòngcông chứng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm avà Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm quyđịnh về công chứng hợp đồng, giao dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứnghoặc làm chứng;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ đểđược công chứng hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng,giao dịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 13. Hành vi vi phạm quyđịnh của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấpbất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhậndi sản, văn bản từ chối nhận di sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập dichúc, không ghi giấy nhận lưu giữ, không giao giấy nhận lưu giữ cho người lậpdi chúc khi nhận lưu giữ di chúc;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định vềđịa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừakế, văn bản khai nhận di sản thừa kế.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản khôngđúng quy định của Luật công chứng;
b) Công chứng di chúc trong trường hợp người lập dichúc không tự mình yêu cầu công chứng; người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặcmắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc cócăn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
c) Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bảncông chứng lý do người lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quyđịnh trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa;
d) Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trườnghợp không có sự thỏa thuận của những người cùng được hưởng di sản theo phápluật về việc không phân chia di sản đó;
đ) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vănbản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người yêu cầucông chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản vàngười được hưởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà người yêu cầu công chứngkhông có di chúc;
e) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vănbản khai nhận di sản trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sảnpháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhưng người yêu cầu công chứngkhông có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản củangười để lại di sản đó;
g) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vănbản khai nhận di sản mà không xác định rõ người để lại di sản đúng là người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúnglà người được hưởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởngdi sản là không đúng pháp luật;
h) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vănbản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chiadi sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định;
i) Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trườnghợp người thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản củamình đối với người khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáutháng, kể từ ngày mở thừa kế.
Điều 14. Hành vi vi phạm quyđịnh về công chứng viên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề côngchứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quyđịnh;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu côngchứng;
đ) Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không cócăn cứ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ nội dung công chứng mà không được sự đồng ýbằng văn bản của người yêu cầu công chứng trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký củangười yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giaodịch;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vậtchất khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định củapháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận;
d) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng kývào văn bản công chứng trừ trường hợp do pháp luật quy định;
đ) Lời chứng của công chứng viên trong văn bản côngchứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tạiĐiều 37 của Luật công chứng;
b) Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bảnthân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, chamẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chịem ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, connuôi;
c) Cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên của mìnhđể hành nghề công chứng;
d) Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng,giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng;
đ) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợpkhông có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi thamgia giao dịch;
e) Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạmpháp luật, trái đạo đức xã hội;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ côngchứng viên.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ công chứng viên giả;
b) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hànhnghề công chứng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ công chứng viên;
b) Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt độngvới danh nghĩa người có thẩm quyền công chứng.
6. Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên 12 tháng đốivới hành vi công chứng trước vào hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủcác bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng,phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tạitrụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầyđủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động;
c) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểumẫu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ công chứng khôngđúng quy định;
b) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu khôngđúng mẫu quy định;
c) Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết địnhthành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động;
b) Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúngthời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạnvề việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểmgiao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng;
d) Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghềcông chứng khác lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt độngkhông đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúctrong trường hợp không thỏa thuận được với người lập di chúc;
đ) Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng,giấy đăng ký hoạt động giả.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với hành vi làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng kýhoạt động.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồngđối với cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danhnghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁMĐỊNH TƯ PHÁP
Điều 16. Hành vi vi phạm quyđịnh về người yêu cầu giám định tư pháp
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấytờ, tài liệu kèm theo văn bản yêu cầu giám định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi cố ý cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu cóliên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiệngiám định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giámđịnh;
b) Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa rakết luận giám định tư pháp sai sự thật.
Điều 17. Hành vi vi phạm quyđịnh về người giám định tư pháp; hồ sơ xin phép thành lập; hồ sơ đăng ký hoạtđộng văn phòng giám định tư pháp
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạtđộng văn phòng giám định tư pháp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện giám định đúng thời hạn yêu cầu màkhông có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trìnhthực hiện giám định bằng văn bản;
c) Thực hiện giám định khi không đủ điều kiện giámđịnh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượnggiám định;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quanđến vụ việc giám định;
c) Tiết lộ kết quả giám định cho người khác mà khôngđược người trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêucầu giám định;
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩnchuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bảngiám định;
h) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệmgiám định viên;
i) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ xin phép thành lập,hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định của mình để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thamgia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mậtthông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác;
c) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chínhđáng;
d) Cố ý kết luận giám định sai sự thật;
đ) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giámđịnh viên;
e) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ xin phép thành lập, hồsơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;
g) Giám định trong trường hợp phải từ chối giám định;
h) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trìnhgiám định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm h và Điểm i Khoản 3, Điểm đ và Điểm e Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạm quyđịnh về văn phòng giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăngký hoạt động;
b) Không phân công người có khả năng chuyên môn phùhợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định của văn phòng mình để thực hiệngiám định;
c) Không bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và cácđiều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định mà vẫn thực hiện giámđịnh;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Tiếp nhận và tổ chức việc giám định trong trườnghợp phải từ chối giám định;
e) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤUGIÁ TÀI SẢN
Điều 19. Hành vi vi phạm quyđịnh về đấu giá viên và những người khác có liên quan đến hoạt động bán đấu giátài sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấugiá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề đấu giá;
b) Không lập biên bản hoặc ghi biên bản không đầy đủchi tiết diễn biến của phiên đấu giá; không ghi kết quả cuộc bán đấu giá vào sổđăng ký bán đấu giá tài sản.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉhành nghề đấu giá;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉhành nghề đấu giá;
c) Người làm việc cho tổ chức bán đấu giá tài sản,thành viên hội đồng bán đấu giá, người giúp việc cho hội đồng bán đấu giá thamgia hoặc cho phép người không được tham gia đấu giá tài sản mà tham gia cuộcbán đấu giá;
d) Cản trở, gây khó khăn đối với người tham gia đấugiá trong quá trình bán đấu giá tài sản;
đ) Điều hành cuộc bán đấu giá không đúng trình tự;
e) Chống đối, cản trở việc niêm yết, thông báo bán đấugiá tài sản;
g) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của người khácđể điều hành cuộc bán đấu giá;
h) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giáđể điều hành cuộc bán đấu giá.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá giả;
b) Không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc bánđấu giá trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với hành vi làm giả chứng chỉ hành nghề đấu giá.
6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ06 tháng đến 09 tháng đối với đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá do tổchức không có chức năng bán đấu giá thực hiện.
7. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá 12tháng đối với đấu giá viên có một trong các hành vi sau:
a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sảnbán đấu giá, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ sai sự thật;
b) Thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá tàisản.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành viquy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản làngười không được tham gia đấu giá tài sản;
c) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành viquy định tại Điểm g Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm quyđịnh về người tham gia đấu giá tài sản
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành viquy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản là ngườicó hành vi gian lận;
b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành viquy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm quyđịnh về tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc đã đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản cho cơ quannhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh đóng trụ sở.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Thu phí, tiền đặt trước, chi phí dịch vụ bán đấugiá, các khoản tiền khác không đúng quy định;
b) Không bảo quản tài sản bán đấu giá đúng quy địnhkhi được giao;
c) Bán đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quyđịnh của pháp luật tài sản này phải được giám định;
d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo, không lập,quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu;
đ) Không đăng ký danh sách đấu giá viên, không đăng kýviệc thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết,thông báo bán đấu giá tài sản, xem tài sản bán đấu giá;
b) Không niêm yết; không thông báo việc bán đấu giátài sản; không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản bán đấu giá;
c) Không trưng bày tài sản bán đấu giá, hạn chế việcxem tài sản bán đấu giá, hồ sơ tài sản bán đấu giá trước ngày mở cuộc bán đấugiá tài sản;
d) Không ban hành nội quy, quy chế bán đấu giá tàisản;
đ) Cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộcbán đấu giá tài sản;
e) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bánđấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình;
g) Cấp thẻ đấu giá viên cho người không đủ tiêu chuẩn,người không làm việc tại tổ chức mình;
h) Thẩm định giá và bán đấu giá đối với cùng một tàisản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với hành vi tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản khi không có chức năng bánđấu giá tài sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành viquy định tại Điểm c Khoản 2, các Điểm b, đ và h Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỌNGTÀI THƯƠNG MẠI
Điều 22. Hành vi vi phạm quyđịnh về trung tâm trọng tài và tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi người đạidiện theo pháp luật của trung tâm trọng tài, trưởng chi nhánh của trung tâmtrọng tài; trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện của tổ chức trọng tàinước ngoài;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi địa điểm đặttrụ sở của trung tâm trọng tài, chi nhánh trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổchức trọng tài nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi danh sáchtrọng tài viên của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nướcngoài;
d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập của chinhánh của trung tâm trọng tài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nướcngoài;
đ) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo khôngđúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động vàhoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động;
e) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầyđủ nội dung, thời hạn, số lần quy định khi thành lập trung tâm trọng tài, chinhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
g) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ danh sáchtrọng tài viên và các nội dung chủ yếu về trung tâm trọng tài;
h) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lýhoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới hành vi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng thời hạn việcthay đổi nội dung giấy phép thành lập.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lậptrung tâm trọng tài; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổchức trọng tài nước ngoài; điều lệ của trung tâm trọng tài;
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động;
d) Không xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọngtài hoặc nội dung quy tắc tố tụng của trung tâm trái quy định của pháp luật vềtrọng tài;
đ) Không lưu trữ hồ sơ trọng tài hoặc lưu trữ khôngđúng quy định tại Điều 64 của Luật trọng tài thương mại;
e) Không cung cấp bản sao quyết định trọng tài theoyêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Không xóa tên trọng tài viên trong danh sách trọngtài viên của trung tâm trọng tài khi trọng tài viên không còn đủ tiêu chuẩn làmtrọng tài viên;
h) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phépthành lập, giấy đăng ký hoạt động;
i) Hoạt động theo điều lệ sửa đổi, bổ sung khi chưađược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt độnggiả;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với hành vi làm giả giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
Điều 23. Hành vi vi phạm quyđịnh về trọng tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập; hồ sơ đề nghị cấp giấyđăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại ViệtNam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập, hồ sơ đềnghị cấp giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nướcngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụtranh chấp mà trọng tài viên giải quyết dẫn đến thiệt hại cho các bên tham giatố tụng;
b) Đòi hỏi khách hàng đưa tiền hoặc lợi ích vật chấtkhác ngoài khoản phí trọng tài;
c) Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viênmà hoạt động trọng tài;
d) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập,hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập,giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tàinước ngoài.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạtđộng, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạtđộng của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Chương 3.
HÀNHVI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONGLĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNGTHỰC
Điều 24. Hành vi vi phạm quyđịnh về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính đểchứng thực bản sao; nội dung bản dịch để chứng thực chữ ký người dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứngthực;
b) Sử dụng giấy tờ giả là bản sao có chứng thực; giảmạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Làm giả bản sao có chứng thực.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm quyđịnh về chứng thực hợp đồng, giao dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giaodịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 26. Hành vi vi phạm quyđịnh về chứng thực chữ ký người dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bằng, chứngchỉ ngoại ngữ để đủ thủ tục chứng thực chữ ký người dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới người dịch sử dụng giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ giả để đủ điềukiện chứng thực chữ ký người dịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới người dịch có một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ đểđủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoảnthù lao dịch thuật đã thỏa thuận;
c) Dịch sai để trục lợi.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2, Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝHỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 27. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký khai sinh
1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khaisinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khaisinh.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm cKhoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng kýkết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làmthủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhậpcảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi củanhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 29. Hành vi vi phạm quyđịnh về tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đìnhcó yếu tố nước ngoài
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhi có sự thay đổi về tên gọi, trụ sở, người đứng đầu;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ docơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạtđộng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăngký hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lýhoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị đăng kýthay đổi nội dung hoạt động;
b) Khai không đúng sự thật trong tờ khai đăng ký hoạtđộng;
c) Cung cấp giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sởkhông đúng sự thật;
d) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, người đứngđầu hoặc nội dung hoạt động mà không có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân vàgia đình có yếu tố nước ngoài khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả;
c) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấyđăng ký hoạt động;
d) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoảnthù lao theo quy định khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình cóyếu tố nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy đăng ký hoạt động;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình cóyếu tố nước ngoài hoạt động trong trường hợp không còn đủ điều kiện hoạt động.
6. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06tháng đến 12 tháng đối với hành vi hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và giađình có yếu tố nước ngoài để trục lợi.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 thángđến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điềunày.
Điều 30. Hành vi vi phạm quyđịnh về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấpgiấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làmthủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xácnhận tình trạng hôn nhân.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hônnhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm cKhoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký khai tử
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả hoặc làm chứng sai sự thật cho người khác đểlàm thủ tục đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Cố ý không đăng ký khai tử cho người chết để trụclợi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiKhoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
Điều 32. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký giám hộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăngký giám hộ;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm bKhoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 33. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăngký nhận cha, mẹ, con;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký nhận cha,mẹ, con;
c) Ép buộc người khác nhận cha, mẹ, con.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm bKhoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 34. Hành vi vi phạm quyđịnh về thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi làm chứng sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thayđổi, cải chính hộ tịch;
b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu có nội dung không đúng sựthật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cảichính hộ tịch;
d) Nhờ người làm chứng không đúng sự thật để thay đổi,cải chính hộ tịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm cKhoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 35. Hành vi vi phạm quyđịnh về xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giớitính.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xácđịnh lại dân tộc, xác định lại giới tính;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dântộc, xác định lại giới tính.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lạigiới tính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm bKhoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 36. Hành vi vi phạm vềquản lý, sử dụng giấy tờ hộ tịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả về hộ tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ hộ tịch;
b) Hủy hoại giấy tờ hộ tịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 37. Hành vi vi phạm quyđịnh về quản lý quốc tịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốctịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhậncó quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đềnghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng kýgiữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xácnhận là người gốc Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ vềquốc tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục về quốc tịch;
d) Sử dụng giấy tờ giả về quốc tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục về quốc tịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Hủy hoại giấy tờ về quốc tịch;
b) Làm giả giấy tờ về quốc tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm cvà Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này.
Điều 38. Hành vi vi phạm quyđịnh về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầucấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủyhoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lýlịch tư pháp;
c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;
b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔBIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Điều 39. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, họctập pháp luật của công dân; cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật củacơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 40. Hành vi vi phạm quyđịnh về nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truyền đạt sai lệch nội dung pháp luật được phổbiến;
b) Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viênpháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao để trụclợi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật từ 01tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiệnhành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 41. Hành vi vi phạm quyđịnh về hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợptác quốc tế về pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không xin phép; không đúngchương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không gửi báo cáo saukhi tổ chức hội nghị, hội thảo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ quy định về trình cơ quan có thẩmquyền khi sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án hợp tác làm thay đổi mục tiêucủa chương trình, dự án hợp tác đó;
b) Không theo dõi, đánh giá chương trình, dự án trongquá trình thực hiện;
c) Ký kết các thỏa thuận hợp tác không đúng thẩmquyền, trình tự, thủ tục.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chươngtrình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật khi không có văn bảnký kết hoặc có văn bản ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp luật;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kếhoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà không có quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢGIÚP PHÁP LÝ
Điều 42. Hành vi vi phạm quyđịnh về người được trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin,tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối vớihành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩmquyền cấp để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đốivới hành vi sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúppháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm quyđịnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo đối với hành vi không nộp lại thẻ cộng tácviên trợ giúp pháp lý đã được cấp trong trường hợp phải nộp lại thẻ cộng tácviên trợ giúp pháp lý.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủđiều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng thẻ cộng tácviên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
b) Sử dụng thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc lợi dụng tưcách người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợppháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháplý;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đượctrợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháplý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháplý đối với các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật trợ giúp pháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháplý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lýđồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụviệc trợ giúp pháp lý làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụviệc trợ giúp pháp lý;
c) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý cung cấp thôngtin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xúi giụcngười được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện làm ngườithực hiện trợ giúp pháp lý; sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý giả;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đủ điều kiệncủa người thực hiện trợ giúp pháp lý.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháplý; làm giả thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lýtừ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, các điểma, b và c Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại các điểm a, b và d Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Khoản 5Điều này.
Điều 44. Hành vi vi phạm quyđịnh về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc báo cáo, thống kê; không lập,quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu;
b) Không thực hiện việc thông báo theo quy định khichấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, thay đổi nội dung đăng ký thamgia trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quyđịnh của pháp luật;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăngký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý khi giấy đăng ký thamgia trợ giúp pháp lý đã bị thu hồi hoặc hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý đãbị chấm dứt;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp khôngđăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
e) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đangthực hiện đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký thamgia trợ giúp pháp lý trong trường hợp chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tráipháp luật;
b) Sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý giả.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi làm giả giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháplý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điềunày.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm bKhoản 3, Khoản 4 Điều này.
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝGIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều 45. Hành vi vi phạm quyđịnh về đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi không đăng ký đúng thời hạn quy định đối với các giao dịchbảo đảm bắt buộc phải đăng ký.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận,văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu có chứng nhậncủa cơ quan đăng ký.
3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trongđơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký giao dịchbảo đảm;
c) Sử dụng giấy chứng nhận giả, văn bản cung cấp thôngtin giả, đơn yêu cầu có chứng nhận giả.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảođảm;
b) Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thôngtin.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 46. Hành vi vi phạm quyđịnh về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thông tinvề giao dịch bảo đảm bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.
Chương 4.
HÀNHVI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONGLĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổchức tảo hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổikết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổikết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Điều 48. Hành vi vi phạm quyđịnh về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quyđịnh về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với ngườikhác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ làđang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợchồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợchồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi bađời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với connuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹkế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân sốhoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.
Điều 49. Hành vi vi phạm quyđịnh về giám hộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ saukhi đã làm thủ tục đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để trục lợi;
b) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để xâm phạm tình dục,bóc lột sức lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiệnhành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 50. Hành vi vi phạm quyđịnh về nuôi con nuôi
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩmquyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho,nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận connuôi;
b) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhậncon nuôi;
c) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật vềdân số;
d) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh,người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ,chính sách ưu đãi của nhà nước.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ýcủa người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làmcon nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi tráipháp luật;
d) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức laođộng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm d Khoản 3, các điểm b,c và d Khoản 4 Điều này.
Điều 51. Hành vi vi phạm quyđịnh về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động củavăn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớimột trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nướccó thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc chấm dứt hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lýhoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơquan có thẩm quyền;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấyphép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phéphoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
b) Sử dụng giấy phép hoạt động giả của văn phòng connuôi nước ngoài tại Việt Nam;
c) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;
d) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép hoạt động củavăn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc sử dụng giấy phép của văn phòngcon nuôi nước ngoài khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động củavăn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy phép đã hết hạn;
b) Hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định củapháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
c) Làm giả giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôinước ngoài tại Việt Nam.
6. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 24 tháng đốivới văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc hoạt động philợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòngcon nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quyđịnh tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tạiĐiểm b Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điềunày.
Chương 5.
HÀNHVI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONGLĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 52. Hành vi vi phạm quyđịnh trong hoạt động thi hành án dân sự
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai củangười có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo,giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sảnbị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án màkhông có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứtthực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trongtrường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theoquyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dânsự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thihành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyềnthi hành án về việc trừ vào thu nhập.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thihành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánhtráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyềnthi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ bagiữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biệnpháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thihành ngay.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyềnthi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phảithi hành án;
b) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyềnthi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hànhán; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thihành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổiđối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
Chương 6.
HÀNHVI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONGLĨNH VỰC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
Điều 53. Hành vi cản trở, gâykhó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơncủa những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanhnghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 54. Hành vi vi phạm quyđịnh về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớihành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tácxã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định.
Điều 55. Hành vi vi phạm quyđịnh về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, xuất trình giấy tờ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có một trongcác hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, khôngkịp thời tài liệu do pháp luật quy định theo yêu cầu của Tòa án nhân dân;
b) Không sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu hoặc quá hạntrong việc sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã cóhành vi không xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu trong thờihạn quy định.
Điều 56. Hành vi vi phạm tráchnhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan,gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,hợp tác xã.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với người nộp đơn có hành vi gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phásản, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, hợp tác xã.
Điều 57. Hành vi vi phạm quyđịnh về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tụcphá sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đốivới hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợptác xã không tham gia hoặc không cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sảntrong thời hạn yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đốivới doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản màcó một trong các hành vi sau khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của thẩmphán:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, chothuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữutài sản;
e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trả lương cho người lao động trongdoanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã nhận được quyết định mở thủ tục phásản mà có một trong các hành vi sau:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ cóbảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổiđối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 58. Hành vi vi phạm quyđịnh về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thực hiện việckiểm kê tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án nhân dân và không xácđịnh giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định.
Điều 59. Hành vi vi phạm quyđịnh về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụngthủ tục thanh lý có tài khoản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngđối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngàynhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà vẫn thựchiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trườnghợp việc thanh toán được thẩm phán phụ trách tiến hành phá sản đồng ý bằng vănbản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngàynhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà thực hiệnbất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tácxã vay của tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ khôngđúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 60. Hành vi vi phạm quyđịnh về thông báo về tình trạng phá sản
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thông báo côngkhai cho nhân viên và người lao động của mình biết sau khi nhận được quyết địnhmở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân.
Điều 61. Hành vi vi phạm quyđịnh về nghĩa vụ của nhân viên, người lao động liên quan đến thủ tục phá sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi che giấu tài sảncủa doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đãnhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đốivới nhân viên, người lao động có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng tài sản củadoanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đãnhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng đốivới hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 62. Hành vi vi phạm quyđịnh về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện việc xâydựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo nghị quyết của hội nghị chủnợ lần thứ nhất và không nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạnquy định.
Điều 63. Hành vi vi phạm quyđịnh về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớidoanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không gửi báo cáo vềtình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Tòa án nhân dâncó thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Điều 64. Hành vi vi phạm quyđịnh về tham gia hội nghị chủ nợ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớihành vi của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanhnghiệp, hợp tác xã, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần,thành viên hợp danh của công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủyquyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng.
Chương 7.
THẨMQUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 65. Thẩm quyền lập biênbản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điềunày chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chínhthuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịutrách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụcó thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyđịnh tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạmhành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt củamình;
b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản viphạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30,31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;
c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản viphạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27,28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49và 50 của Nghị định này;
d) Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản viphạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hànhvi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đếnlĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hànhán dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại ChươngV của Nghị định này;
e) Công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năngquản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình,thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy địnhtại các chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hànhchính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực quản lýnhà nước của mình;
g) Công chức Tòa án nhân dân các cấp lập biên bản viphạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này;
h) Công chức, viên chức cơ quan đại diện ngoại giao,cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hànhchính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị địnhnày;
i) Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cácsở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biênbản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II củaNghị định này;
k) Công chức, viên chức Phòng công chứng lập biên bảnvi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này;
l) Công chức, viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch,tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hànhchính đối với các hành vi quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này;
m) Công chức, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lậpbiên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 42 của Nghịđịnh này.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấphuyện có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiMục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tưpháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấyphép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật,thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham giatrợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IVcủa Nghị định này.
Điều 67. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp
1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ cóquyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 500.000đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Ngoài thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm bKhoản này, thanh tra viên Bộ Tư pháp có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đốivới hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tạiChương V của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh trachuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tưpháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấyphép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật,thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham giatrợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IVcủa Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp cóquyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành ándân sự; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấyphép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật,thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham giatrợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạicác Chương II, III và IV của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tưpháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấyphép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật,thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham giatrợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạicác Chương II, III, IV và V của Nghị định này.
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hànhcông vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương V của Nghị định này.
3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là tổ trưởng tổquản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương VI của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòngPhòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương V của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cóquyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương V của Nghị định này.
Điều 69. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khácđược ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp;
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiMục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của Tòa án nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhândân được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụthể như sau:
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sảncó quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương VI của Nghị định này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh Tòachuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh Tòa phúcthẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao cóquyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạiChương VI của Nghị định này.
Điều 71. Thẩm quyền phạt tiềnđối với hành vi vi phạm của tổ chức
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy địnhtại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 66; Điểm b vàĐiểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 của Điều 67;Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản5 của Điều 68; Khoản 2 Điều 69; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản3 của Điều 70 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi viphạm hành chính của cá nhân; đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyềnphạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 72. Phân định thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủyban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với cácvi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34,36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trongcác lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp,hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị địnhnày;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối vớicác vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31,32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 củaNghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhànước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩmquyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối vớicác vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40,Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạmhành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổtrợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy địnhtại Khoản 3 Điều 66 của Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanhtra:
a) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành,Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chínhquy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 ChươngIII; Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong cáclĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hànhchính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 vàKhoản 2 Điều 67 của Nghị định này;
b) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành,Chánh Thanh tra của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chínhquy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi viphạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vựcbổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sựtheo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 67 của Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quanthi hành án dân sự:
a) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự có thẩmquyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quyđịnh tại Khoản 1 Điều 68 của Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩmquyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quyđịnh tại Khoản 2 Điều 68 của Nghị định này;
c) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự là tổtrưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản xử phạt đối với cáchành vi quy định tại Chương VI theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 68 củaNghị định này;
d) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòngPhòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi quy định tại ChươngV theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 68 của Nghị định này;
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạtđối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 5Điều 68 của Nghị định này.
4. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài xử phạt đối với các hành vi quy địnhtại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tạiĐiều 69 của Nghị định này.
5. Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đốivới các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này theo thẩm quyền quyđịnh tại Điều 70 của Nghị định này.
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tạiNghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơquan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy địnhtrong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng cóquyền xử phạt.
Chương 8.
ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH
Điều 74. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 củaChính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghịđịnh số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CPngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệulực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghịđịnh của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thựchiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì ápdụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đãđược ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệulực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nạithì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựchôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tụcphá sản.
Điều 75. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thihành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, PL (3b). | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |