Luật sư dân sự - HNGĐ

PHẦN THỨ HAI “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM”

12/11/2013 7:46:47 PM

NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ HAI “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN 
TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 05/2012/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ HAI“THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân;

Để thi hành đúng và thốngnhất các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấpsơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011(sau đây viết tắt là BLTTDS);

Sau khi có ý kiến thốngnhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn thihành một số quy định của BLTTDS nhằm bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Phầnthứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.

Điều 2. Quyền khởi kiện vụ án quy định tại Điều 161 của BLTTDS

Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơnkhởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS và cần phân biệtnhư sau:

1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tựmình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ củangười khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ởphần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưađủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lựchành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dânsự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộđơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giaodịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họtên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tênhoặc điểm chỉ.

3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫntại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo phápluật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mụctên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của ngườiđại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diệnhợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1,2 và 3 Điều này là ngườikhông biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thểtự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụán và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiệnvà nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứngthực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngườicó thẩm quyền chứng thực củaỦy ban nhân dân cấp xã chứngnhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

“Người làm chứng” trong trường hợp này phải là người có đầy đủ năng lựchành vi tố tụng dân sự quy định tại Điều 57 của BLTTDS.

5. Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổchức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mụctên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức vàhọ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời,ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên vàđóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởikiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địachỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo phápluật của cơ quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiệncần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của người đại diện theo phápluật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chứcký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức vàđóng dấu của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền chongười khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của ngườikhởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chứcvụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền(số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơquan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phảighi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”;người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủyquyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởikiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thựchiện, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉcủa cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đạidiện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chứcdanh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền. Tại mục “Ngườikhởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ củangười đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu vănphòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầuvăn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóngdấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.

6. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án, thì việc xác định tư cáchnguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thìnguyên đơn trong vụ án chính là người khởi kiện;

b) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, thì nguyên đơnlà người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự. Do những người này không có năng lực hành vi tố tụngdân sự, nên người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụngcủa nguyên đơn tại Toà án;

c) Đối với cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này, thì cơquan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo phápluật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụngcủa cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó.

Điều 3. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 162của BLTTDS

1. Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảovệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 162 củaBLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiệnchức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;

b) Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phảithuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách.

Ví dụ 1: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởikiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vigây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễmmôi trường công cộng.

Ví dụ 2: Cơ quan Văn hoá - Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêucầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hoáthuộc sở hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

2. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án do cơ quan, tổ chức khởikiện theo quy định tại Điều 162 của BLTTDS, thì việc xác định tư cách nguyênđơn trong vụ án được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệpPhụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn là:

a1) Người được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữkhởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Hônnhân và Gia đình;

a2) Người con được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệpPhụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thànhniên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều66 Luật Hôn nhân và Gia đình;

a3) Cha, mẹ được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em,Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định con cho cha, mẹmất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Giađình.

b) Đối với trường hợp công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ ánvề tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể ngườilao động, thì nguyên đơn là tập thể người lao động có quyền và lợi ích hợp phápđược bảo vệ;

c) Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu Toà án bảovệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, thì nguyên đơn chính là cơ quan, tổchức khởi kiện vụ án.

Điều 4. Phạm vi khởi kiện quy định tại Điều 163 của BLTTDS

Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyếttrong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thờiquan hệ pháp luật khác;

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất.Đồng thời, A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đãxây dựng trên đất đó.

b) Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loạitranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25,27, 29 và 31 của BLTTDS.

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồngthời, A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuêcủa A do đã hết thời hạn cho thuê.

Điều 5. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 164 của BLTTDS.

Để bảo đảm cho việc làm đơn khởi kiện đúng và thống nhất, Toà án yêu cầungười khởi kiện làm đơn khởi kiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyếtnày. Toà án phải niêm yết công khai tại trụ sở Toà án mẫu đơn khởi kiện vàhướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện.

Điều 6. Tài liệu, chứng cứkèm theo đơn khởi kiện quy định tại Điều 165 của BLTTDS

Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửikèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện vànhững yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vìlý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thìhọ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là cócăn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặcbổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án.

Ví dụ 1: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn (cóđăng ký kết hôn hợp pháp), nuôi con, chia tài sản, thì về nguyên tắc người khởikiện phải gửi kèm theo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về quan hệ hôn nhân, con,tài sản chung của vợ chồng; nếu họ chưa thể gửi đầy đủ các tài liệu, chứng cứnày, thì cùng với đơn khởi kiện, họ phải gửi bản sao giấy đăng ký kết hôn, bảnsao giấy khai sinh của con (nếu có tranh chấp về nuôi con).

Ví dụ 2: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giảiquyết tranh chấp hợp đồng, thì người khởi kiện phải gửi kèm theo bản sao hợpđồng có tranh chấp, hoá đơn thanh toán tiền, nhận tài sản, biên bản thanh lý,…;nếu họ chưa thể gửi đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơn khởi kiệnhọ phải gửi bản sao hợp đồng.

Điều 7. Thủ tục nhận đơn khởikiện quy định tại Điều 167 của BLTTDS

1. Toà án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sựlàm căn cứ xác định ngày khởi kiện.

2. Toà án thực hiện thủ tục nhận đơn của người khởi kiện như sau:

a) Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toàán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 166 của BLTTDS, thì Toà án ghi ngày,tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xácđịnh là ngày nộp đơn.

b) Trường hợp đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưu điện theo quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 166 của BLTTDS, thì Toà án ghi ngày, tháng, năm nhận đơn dobưu điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theongày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn. Phong bì có dấu bưu điện phảiđược đính kèm đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưuđiện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điệntrên phong bì, thì Toà án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác địnhđược ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”. Trong trường hợp này, ngày khởi kiệnđược xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.

c) Toà án phải ghi (hoặc đóng dấu nhận đơn có ghi) ngày, tháng, năm nhậnđơn vào góc trên bên trái của đơn khởi kiện.

d) Việc giao nhận chứng cứ do đương sự nộp hoặc gửi kèm theo đơn khởi kiệnđược thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thihành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đãđược sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự.

đ) Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiệncho người khởi kiện; nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện, thì Toà ángửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết.

3. Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, việc phân công người xem xét đơnkhởi kiện được thực hiện như sau:

a. Đối với Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làToà án cấp huyện), thìChánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm phân công cho một Thẩm phánxem xét đơn khởi kiện;

b. Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâygọi chung là Toà án cấp tỉnh), thìChánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm, Chánh Toà hoặc Phó Chánh toàđược Chánh án uỷ quyền phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trong các quyết địnhsau đây:

a) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa mình theo quy định tại Điều 171 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 10 củaNghị quyết này;

b) Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo bằng văn bảncho người khởi kiện biết. Thủ tục chuyển đơn khởi kiện được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 37 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướngdẫn thi hành một số quy định tại Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộluật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự;

c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong cáctrường hợp quy định tại Điều 168 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này và thông báobằng văn bản cho người khởi kiện biết.

Điều 8. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện quyđịnh tại Điều 168 của BLTTDS

1. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trongcác chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều2 và Điều 3 của Nghị quyếtnày.

Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người khôngcó khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền chongười đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 của BLTTDS.

2. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuậnhoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định vềhình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu mộttrong các điều kiện đó.

Ví dụ 1: Theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai thì tranhchấp đất đai phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi có đất tranh chấp. Do đó, kể từ ngày 01-7-2004 (ngày Luật Đất đai có hiệulực thi hành), thì Tòa án chỉ xem xét, thụ lý tranh chấp đất đai khi tranh chấpđất đó đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợptranh chấp đất đai chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn đương sự tiến hành thủ tụchòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Ví dụ 2: Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn không ghi đúng địa chỉ của bị đơn,mặc dù Toà án yêu cầu bổ sung nhưng đã quá thời hạn do Toà án ấn định mà nguyênđơn vẫn không bổ sung được.

Ví dụ 3: Công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đóthỏa thuận việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài. Khi phát sinh tranhchấp hợp đồng, Công ty A khởi kiện Công ty B tại Tòa án trước khi yêu cầu Trọngtài giải quyết tranh chấp. Tòa án xét thấy thỏa thuận trọng tài giữa các bên làhợp pháp theo đúng quy định của Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án căncứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ tiến hành thủ tục giảiquyết tranh chấp tại Trọng tài.

3. Khi xác định điều kiệnkhởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thựchiện như sau:

a) Đối với tranh chấp ai cóquyền sử dụng đất thì phải tiếnhành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của LuậtĐất đai.

b) Đối với tranh chấp liênquan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sửdụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợchồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tụchoà giải theo quy định của BLTTDS.

4. Vụ án không thuộc thẩmquyền giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấpquy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.

5. Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Toà án thông báo bằng văn bản chongười khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết; trong đó cần ghi rõ lý do trảlại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 168 củaBLTTDS. Thông báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiệnqua bưu điện. Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ theo dõi.

6. Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý dothời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởikiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệukhởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụviệc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễntheo quy định pháp luật.

Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặc đình chỉ vìlý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 củaBLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết họ có quyền làm đơnđề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,quyết định nêu trên.

7. Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trongcác trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168 và các điểm c, e, g khoản 1 Điều192 của BLTTDS và các văn bản pháp luật có quy định.

"Cáctrường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3Điều 168 của BLTTDS là các trường hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã đượcquy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệulực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được banhành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.

Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quyđịnh tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sựthỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gianđoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòaán giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình đểthụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hônvợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụlý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiệnquy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Điều 9. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 169 củaBLTTDS

1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơnkhởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS,thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu ngườikhởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định,nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản củaToà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Trong trường hợp đặc biệt, Toàán có thể gia hạn thêm, nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thờihạn do Toà án ấn định nêu trên.

2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được làm bằng văn bản, trongđó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện biết để họthực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiệnqua bưu điện. Việc giao hoặc gửi này phải có sổ theo dõi.

3. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vàothời hiệu khởi kiện. Ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày nộp đơn khởikiện, nếu người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điệnnơi gửi, nếu đơn khởi kiện được gửi qua bưu điện.

4. Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởikiện theo yêu cầu của Toà án, thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án theo thủtục chung quy định tại Điều 171 của BLTTDS. Nếu hết thời hạn do Toà án ấn địnhmà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án, thì Toà áncăn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứngcứ kèm theo cho họ.

5. Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi khôngđúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địachỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người khởikiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lạiđơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án.Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ ánvới lý do “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” là không đúng quy định của BLTTDS,vì đây không phải là một trong những trường hợp Toà án ra quyết định tạm đìnhchỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 189 của BLTTDS. Toà án cũng không đượctự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện, vì đây là nghĩa vụ của đương sự.

6. Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụthể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 5 củaNghị quyết này và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này nhưng họ không có nơi cư trú ổnđịnh, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho ngườikhởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối vớingười khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụán theo thủ tục chung.

7. Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địachỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơnkhởi kiện, thì họ phải thực hiện việc tìm địa chỉ của người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Điều 10. Thụ lý vụ án quy định tại Điều 171 của BLTTDS

1. Trong trường hợp người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trongthời hạn mười lăm ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 171 của BLTTDS vì sự kiệnbất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thìtheo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật dân sự năm 2005, thời gian có sựkiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn nộp tiềntạm ứng án phí.

2. Tòa án phải ấn định cho người khởi kiện trong thời hạn bảy ngày, sau khihết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việcnộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án biên lai nộp tiềntạm ứng án phí. Hết thời hạn này người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lainộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này người khởi kiện mới nộp cho Tòa ánbiên lai nộp tiền tạm ứng án phí, thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện, thì Thẩm phántiến hành thụ lý vụ án;

b) Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh đượclà họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bấtkhả kháng hoặc trở ngại khách quan nênhọ nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án không đúng hạn, thì Thẩmphán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiếnhành thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

c) Trường hợp sau khi Toà án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộptiền tạm ứng án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, nếukhông vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì được coi là nộp đơn khởikiện lại, Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứkèm theo và tiến hành thụ lý lại vụ án theo thủ tục chung.

3. Hết thời hạn được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, người khởi kiện khôngnộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án thông báo cho họbiết về việc không thụ lý vụ án với lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí.

Điều 11. Phân công Thẩm phángiải quyết vụ án quy định tại Điều 172 của BLTTDS

1. Chánh án Toà án cấp huyện có thể tự mình hoặc uỷ nhiệm cho một Phó Chánhán phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Chánh án Toà án cấp tỉnh có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh án hoặc uỷ quyềncho Chánh toà hoặc Phó Chánh toà phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

2. Khi phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, thì cần tiếp tục phân côngThẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án. Việc phâncông này không phải ra quyết định.

3. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài, thì cầnphân công thêm Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử liên tục.

Điều 12. Quyền yêu cầu phản tốcủa bị đơn quy định tại Điều 176 của BLTTDS

1. Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập nếu yêu cầu đó độc lập,không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giảiquyết.

Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn Bphải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B cóyêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏngvà tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng.Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyênđơn A.

2. Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơnđối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầucùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án khôngchấp nhận yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập).

Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữuđối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D cóyêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mìnhhoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này, yêucầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.

3. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụđối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn;do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thựchiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ví dụ: Xem ví dụ 1 khoản 1 Điều này.

4. Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấpnhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trườnghợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn,người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấpnhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập vìkhông có căn cứ.

Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói vớicon (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng. Sau đó A chết, Bkhởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươitriệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tôvà có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì dẫn đến khôngchấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô.

5. Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyênđơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầunày có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thìlàm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con P một tháng batrăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không phảilà con của anh.

Điều 13. Thủ tục yêu cầu phảntố hoặc yêu cầu độc lập quy định tại Điều 178 của BLTTDS

1. Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện như thủ tụckhởi kiện của nguyên đơn quy định tại các điều 164, 165, 166, 167, 168, 169 và170 của BLTTDS và hướng dẫn tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 của Nghị quyết này.

2. Trong trường hợp Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặcyêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết trongcùng một vụ án, thì (thời hạn chuẩn bị xét xử được xác định từ ngày hoàn thànhthủ tục phản tố, yêu cầu độc lập) ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bịxét xử vụ án đó được xác định như sau:

a) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễnhoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngàyToà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

b) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộptiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Ví dụ: Ngày 15-3-2013, Toà án thụ lý vụ án theo đơn khởikiện vụ án của nguyên đơn A. Toà án thông báo về việc thụ lý vụ án cho bị đơn Bbiết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 31-3-2013, bị đơn B có đơn yêu cầu phảntố đối với nguyên đơn A. Toà án tiến hành thủ tục xem xét đơn yêu cầu phản tố. Ngày 15-4-2013, bị đơn B nộpcho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp này, ngày Toà ánthụ lý vụ án được xác định lại là ngày 15-4-2013 (Tòa án ghi chú lại ngày thụlý vụ án trong sổ thụ lý vụ án). Trongtrường hợp bị đơn B không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ ánđược xác định lại là ngày 31-3-2013.

c) Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có nhiều người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, thì ngày thụ lý vụ án đượcxác định như sau:

c1) Là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố hoặc đơn về yêu cầu độclập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiềntạm ứng án phí, án phí;

c2) Là ngày người nộp cuối cùng cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng ánphí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Điều 14. Thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 của BLTTDS

Điều 179 của BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; do đó, các thờihạn quy định trong Điều này đều được tính trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuỳtừng trường hợp cụ thể, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính như sau:

1. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

a) Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bịxét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

- Bốn tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 vàĐiều 27 của BLTTDS;

- Hai tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 vàĐiều 31 của BLTTDS.

b) Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xửkể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

- Sáu tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;

- Ba tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31của BLTTDS.

c) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điềunày mà phiên toà không được mở trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng, thì thời hạn chuẩn bị xét xửđối với từng trường hợp được cộng thêm tối đa là một tháng nữa.

2. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thìthời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạnchuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụán khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa.

3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trởngại khách quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTDS màthời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩmphán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể rađược một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS, thìcần phải báo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩnbị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quyđịnh tại đoạn cuối khoản 1 Điều 179 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm b khoản 1Điều này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ ánphải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS.

a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án cónhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, cócác chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợpcác tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyênmôn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là ngườinước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việcở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơquan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuynhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cầnphải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ tháctư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩmphán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự.

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác độngnhư: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà ánkhông thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H ở miền núi đã cóquyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó đã ấn định ngày mở phiên toà. Tuynhiên, còn hai ngày nữa là tiến hành mở phiên toà, thì xảy ra lũ quét. Trụ sởcủa Toà án nhân dân huyện X bị hư hỏng. Do phải khắc phục hậu quả của lũ quét,sửa chữa lại trụ sở, nên Toà án nhân dân huyện X không thể tiến hành phiên toàtrong thời hạn quy định.

c) “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 củaBLTTDS được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trướcđược như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có têntrong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được ngườikhác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấpToà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó màphải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phántừ Toà án khác đến,… nêncản trở Toà án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

Điều 15. Những vụ án dân sự không được hòa giải quy định tại Điều 181 củaBLTTDS

1. “Tài sản của Nhà nước” được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhànước quy định tại Điều 200 của Bộ luật dân sự năm 2005 và được điều chỉnh theocác quy định tại mục 1 Chương XIII của Bộ luật dân sự năm 2005.

“Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” là trường hợptài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vôhiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự,... gây ra và người được giao chủ sở hữu đốivới tài sản Nhà nước đó có yêu cầu đòi bồi thường.

Khi thi hành quy định tại khoản 1 Điều 181 của BLTTDS cần phân biệt:

a) Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vịvũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nướcthực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đòibồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Toà án không được hoà giải để cácbên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

b) Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầutư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư màdoanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản vàchịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Toà ántiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyếtvụ án theo thủ tục chung.

2. Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từgiao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc tráiđạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiệncác giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậuquả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toàán vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giảiquyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.

Điều 16. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được quy định tạikhoản 1 Điều 182 của BLTTDS

Trong trường hợp bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai màvẫn cố tình vắng mặt, thì Toà án lập biên bản về việc không tiến hành hoà giảiđược do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tụcchung. Trong trường hợp tại phiên toà bị đơn có yêu cầu Toà án hoãn phiên toàđể tiến hành hoà giải, thì Toà án không chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện chocác bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Điều 17. Thành phần phiên hòa giải quy định tại Điều 184 của BLTTDS

1. Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quanđến việc giải quyết vụ án quy định tại khoản 3 Điều 64 và Điều 184 của BLTTDStham dự phiên hoà giải.

2. Nếu việc hoà giải vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ ánmà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải để mở lại phiênhoà giải khác có mặt tất cả các đương sự. Thẩm phán thông báo hoãn phiên hòagiải theo Mẫu số 06b ban hành kèm theo Nghị quyết này.

3. Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liênquan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác vàviệc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt,không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hoà giảinhững vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.

Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việcgiải quyết vụ án, thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặtvà được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩavụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền,nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thoả thuận này chỉ có giá trị nếu đương sựvắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặtđã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòagiải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đươngsự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tạiphiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục vàthời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định củapháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hoà giải thìngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giảiđược xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giảiquyết trong vụ án.

Điều 18. Nội dung hòa giải quy định tại Điều 185của BLTTDS

1. Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giảiquyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, có cả tranh chấp về nuôi con,chia tài sản thì Toà án cần hoà giải về quan hệ hôn nhân trước, nếu hoà giảiđoàn tụ không thành thì tiếp tục tiến hành hoà giải việc nuôi con và sau đó hoàgiải việc chia tài sản.

2. Khi tiến hành hoà giải, ngoài việc tuân thủ nguyên tắcquy định tại Điều 184 của BLTTDS, tùy theo các quan hệ pháp luật Thẩm phán phổbiến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việcgiải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyệnthoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; phân tích hậu quả pháp lý củaviệc hoà giải thành cho các đương sự biết (như mối quan hệ giữa các đương sự,việc chịu án phí,…). Thẩm phán không được nói trước với các đương sự ai sai, aiđúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được, thì hướng xét xửcủa Toà án như thế nào,…

Điều 19. Trình tự hòa giải quy định tại Điều 185a của BLTTDS

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành việc hòa giải theotrình tự như sau:

1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải như sau: “Hômnay, ngày, tháng, năm, Toà án nhân dân… tiến hành tổ chức hòa giải vụ án về…,tôi tuyên bố khai mạc phiên hòa giải”.

2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải giớithiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch,cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có).

3. Thưký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt, vắng mặtcủa những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toàán và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặtvà kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệutập, giấy báo của Toà án (quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 184 củaBLTTDS).

4. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầyđủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khácquy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS.

Ví dụ: Đối với nguyên đơn phải giải thích đầy đủ quyền,nghĩa vụ của họ quy định tại Điều 58 và Điều 59 của BLTTDS,… Đối với ngườiphiên dịch, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải yêu cầu họ phải cam đoan làm trònnhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên, thì yêu cầu họ cam đoankhai báo trung thực.

7. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo nội dung hoà giải quy định tạiĐiều 185 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 18 của Nghị quyết này.

8. Phiên hòa giải phải được ghi biên bản theo quy định tại Điều 186 củaBLTTDS và hướng dẫn tại Điều 20 của Nghị quyết này, trước khi kết thúc phiênhòa giải Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải xem xét (lập biên bản hòa giải thànhhoặc không thành…) về việc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải.

Điều 20. Biên bản hòa giải quy định tại Điều 186 của BLTTDS

1. Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải có đầy đủ nội dungquy định tại khoản 1 Điều 186, có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những ngườiquy định tại khoản 2 Điều 186 của BLTTDS và theo Mẫu số 07 ban hành kèm theoNghị quyết này.

2. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyếttrong vụ án, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biênbản hoà giải thành phải ghi cụ thể nội dung thoả thuận của các đương sự theoMẫu số 08a ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ký tên và đóng dấu của Toà án vào biênbản. Các đương sự tham gia phiên hoà giải phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biênbản hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được gửi ngay cho các đương sựtham gia hoà giải.

Đối với các đương sự vắng mặt mà việc hoà giải thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS, thì Toà án phải gửi ngay biên bản hoà giảithành cho các đương sự vắng mặt.

3. Trong biên bản hoà giải thành cần ghi: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từngày lập biên bản hoà giải, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thoảthuận, thì phải làm thành văn bản gửi cho Toà án”. Trong trường hợp đương sựtrực tiếp đến Toà án xin thay đổi thoả thuận, thì Thẩm phán phải lập biên bảnghi ý kiến thay đổi thoả thuận của họ. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉcủa đương sự và lưu vào hồ sơ vụ án. Việc thay đổi ý kiến về sự thoả thuận nàyphải được Toà án thông báo cho các đương sự khác có liên quan đến thoả thuậnđó.

Điều 21. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quy địnhtại Điều 187 của BLTTDS

1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà khôngcó đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chungThẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của cácđương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thìChánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoảthuận của các đương sự.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếucác đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (cácquan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí.Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toànbộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phíhoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự màtiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án.

3. Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giảiquyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi nhữngvấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận đượcvào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 của BLTTDS và tiếnhành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đìnhchỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Điều 22. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại Điều 189 củaBLTTDS

1. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà khôngphụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trườnghợp quy định tại Điều 189 của BLTTDS.

2. “Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan,tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợpđã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia,tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặcđã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định củapháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.

“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kếthừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xácđịnh được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quyđịnh tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 62 của BLTTDS.

3. “Đại diện hợp pháp của đương sự” quy định tại khoản 3 Điều 189 củaBLTTDS bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Người đạidiện hợp pháp của đương sự được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm2005, Điều 73 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTPngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướngdẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộluật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự.

4. “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc đượcpháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giảiquyết được vụ án” quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp mà kếtquả giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính đó, hoặc kết quả giải quyếtcủa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cơ sở để xác định thẩm quyền của Tòa án,xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, xác định địa vị pháp lý, xác định ngườitham gia tố tụng, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc là căn cứ khác đểTòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật.

"Vụ án khác có liên quan” đến vụ án mà Tòa án đang giải quyết là vụviệc dân sự, vụ án hình sự, hành chính.

“Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếpđến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyếttrước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.

Ví dụ 1: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tàisản giữa nguyên đơn A và bị đơn B. Sau khi thụ lý vụ án mà Tòa án nhân dânhuyện X nhận được thông báo của Tòa án nhân dân huyện Y về việc Tòa án này đangthụ lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn C và bị đơn A về tranh chấp quyền sởhữu đối với tài sản đó. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần ra quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữaA và B để chờ kết quả giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đó của Tòaán nhân dân huyện Y. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Y,Tòa án nhân dân huyện X sẽ tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng muabán tài sản theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Tòa án nhân dân huyện X đang giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơnA và bị đơn B xuất phát từ giao dịch trái pháp luật giữa A và B thì nhận đượcthông báo của Viện kiểm sát nhân dân huyện X về giao dịch giữa A và B có dấuhiệu vi phạm pháp luật hình sự và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X chuyển hồ sơđể điều tra hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp này, Tòa án nhân dânhuyện X cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả điều tra của Cơ quancó thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan điều tra kết luậngiao dịch dân sự trái pháp luật giữa A và B chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhình sự, thì Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp giữaA và B về giao dịch trái pháp luật đó.

5. "Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổchức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụán mà thời hạn giải quyết đã hết” quy định tại khoản 5 Điều 189 của BLTTDS làtrường hợp Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi phải thực hiện thủtục ủy thác tư pháp hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc chưanhận được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xétxử (kể cả trường hợp đã gia hạn) đã hết hoặc tuy đã có quyết định đưa vụ án raxét xử hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháphoặc cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giảiquyết được vụ án thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Ví dụ: Theoquy định tại khoản 4 Điều 93 của BLTTDS, thì Tòa án phải tiến hành ủy thác thuthập chứng cứ ra nước ngoài trong trường hợp cần thiết. Trường hợp đã hết thờihạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) mà vẫn chưa có kết quả ủythác thu thập chứng cứ theo quy định, thì Tòa án phải ra quyết định tạm đìnhchỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài. Sau khi có kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài hoặc sau khi đã hết thời hạn ủy thác tư pháp theo quy định củapháp luật, thì Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

6. “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đìnhchỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lựcthi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hànhsau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên.

Điều 23. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tạikhoản 3 Điều 190 của BLTTDS

1. Khi quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thẩm và việc kháng cáo, kháng nghị là hợp lệ, thì Toà áncấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúcthẩm theo quy định tại Điều 255 của BLTTDS.

2. Trong trường hợp hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới có khiếu nại,kiến nghị đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì cần phânbiệt như sau:

a) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm xét thấy quyết định tạm đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự là không đúng, thì tiếp tục giải quyết vụ án bị tạm đình chỉvì lý do tạm đình chỉ không còn.

b) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm xét thấy quyết định tạm đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự là đúng và vẫn giữ nguyên, thì khiếu nại, kiến nghị đối vớiquyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được xem xét theo thủ tụcgiám đốc thẩm.

Điều 24. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại điểm c và điểm kkhoản 1 Điều 192 của BLTTDS

1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trongvụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

a) Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầuđộc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứvào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự.

b) Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết nhưsau:

b1) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêucầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độclập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối vớiyêu cầu của người khởi kiện đã rút;

b2) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêucầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêucầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sựđối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

b3) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầuphản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đốivới yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đã rút.

c) Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu củađương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này, Toà án tiếp tụcgiải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêucầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từngtrường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quyđịnh tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 33 của Nghị quyết này.

d) Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơnrút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộyêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

2. “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại điểm k khoản1 Điều 192 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đãđược quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS cóhiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đượcban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.

Điều 25. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tạikhoản 1 Điều 193 của BLTTDS

Trong trường hợp đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì cầnphân biệt như sau:

1. Trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại cácđiểm a, b, d, đ, h, i và k khoản 1 Điều 192 của BLTTDS, thì đương sự không cóquyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởikiện vụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệpháp luật có tranh chấp.

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quyđịnh tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 192 của BLTTDS, thì trước khi ra quyếtđịnh, Tòa án phải giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của việc đình chỉgiải quyết vụ án là các đương sự sẽ không có quyền khởi kiện lại vụ án đó.

Trường hợp cơ quan, tổ chức (trong trường hợp không có nguyên đơn), nguyênđơn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 192 của BLTTDS chỉ rút văn bảnkhởi kiện, không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án khi có những điềukiện nhất định theo thỏa thuận, thương lượng giữa các đương sự thì Tòa án cầnghi rõ điều kiện đó trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án để làm căn cứcho việc khởi kiện lại của đương sự.

Do đó, trường hợp đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quyđịnh tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 192 của BLTTDS thì trong quyết định đìnhchỉ giải quyết vụ án Tòa án phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giảiquyết vụ án là các đương sự sẽ không có quyền khởi kiện lại vụ án đó, nếu việckhởi kiện vụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quanhệ pháp luật có tranh chấp.

2. Trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại cácđiểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS, hoặc vụ việc thuộc trường hợp quyđịnh tại khoản 3 Điều 168 của BLTTDS, thì đương sự có quyền khởi kiện yêu cầuToà án giải quyết lại vụ án dân sự đó theo thủ tục chung, nếu thời hiệu khởikiện vụ án theo quy định tại Điều 159 của BLTTDS vẫn còn, mặc dù việc khởi kiệnvụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ phápluật có tranh chấp.

3. Trường hợp quyết định đình chỉ vụ án quy định tại điểmg khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và khoản 2 Điều 77 của Luật Phá sản, nếu sau đóToà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh gửi trả lạihồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền, thì Toà án đó tiếp tục giải quyết vụ ántheo thủ tục chung.

Điều 26. Quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại Điều 195 của BLTTDS

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có đủ nội dung quy định tại khoản 1Điều 195 của BLTTDS và theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử phải được ban hành chậm nhất là bảy ngày làm việctrước ngày mở phiên tòa.

2. Để không phải hoãn phiên toà và bảo đảm đúng quy định của BLTTDS, trongtrường hợp Hội thẩm nhân dân được phân công tham gia xét xử không tiếp tục thamgia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì đồng thời vớiviệc phân công Hội thẩm nhân dân chính thức, cần phân công Hội thẩm dự khuyếtvà cùng ghi họ tên Hội thẩm dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra xét xử.

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểmsát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định, không phân biệt vụ án đó Việnkiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà hay không.

Trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà, thì Toà án gửihồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo hướng dẫn tạiThông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01-8-2012 của Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quyđịnh của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tốtụng dân sự.

Điều 27. Sự có mặt của đương sự, người đại diện,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựquy định tại Điều 199 của BLTTDS

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố được triệu tập hợplệ lần thứ hai vắng mặt và không có người đại diện tham gia phiên tòa mà khôngvì sự kiện bất khả kháng, thì Tòa án đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phảntố của bị đơn, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơncó yêu cầu phản tố có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó, nếu thờihiệu khởi kiện vẫn còn.

Điều 28. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự vắng mặt tại phiên toà quy định tại Điều 202 củaBLTTDS.

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự, người đại diện củađương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt mà khôngcó đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 199 củaBLTTDS thì dù có hay không có lý do chính đáng, Toà án hoãn phiên toà.

Tòa án chỉ tiến hành xét xử vắng mặt đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhấtmà thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a) Có một hoặc một số đương sự; người đại diện của một hoặc một số đươngsự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số đương sự có đơnđề nghị Toà án xét xử vắng mặt và các đương sự còn lại, người đại diện của cácđương sự còn lại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cònlại vẫn có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

b) Tất cả các đương sự và người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án đều có đơn đề nghị Toà án xét xửvắng mặt. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử căn cứ vào tài liệu có trong hồsơ để giải quyết theo quy định pháp luật.

2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện củahọ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiêntoà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý theo quy định tạikhoản 2 Điều 199 của BLTTDS.

3. Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựđã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195của BLTTDS, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quyđịnh tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS và đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên toà xét xử vụán, nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm Toà ánmở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Toà án để thamgia phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấpcứu, người thân bị chết,…) nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấytriệu tập của Toà án, thì Toà án cũng hoãn phiên toà.

Trường hợp do Toà án không nhận được thông báo từ phía đương sự, người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vụ án vắngmặt họ, nếu sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, đươngsự có khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên toà là do sự kiệnbất khả kháng, thì khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm.

Điều 29. Thời hạn hoãn phiêntòa và quyết định hoãn phiên tòa quy định tại Điều 208 của BLTTDS

1. Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Hộiđồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.

Nếu phiên toà xét xử một vụ án bị hoãn nhiều lần, thì thời hạn của mỗi lầnhoãn phiên toà không được quá giới hạn cho phép là ba mươi ngày, kể từ ngày Hộiđồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà của lần đó. Thời gian hoãn phiên toàkhông tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 của BLTTDS vàđược hướng dẫn tại Điều 14 của Nghị quyết này. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm việc mở lại phiên toà xét xử vụ án theođúng quy định, thì sau khi hoãn phiên toà, Toà án phải có kế hoạch mở lại phiêntoà trong thời gian sớm nhất mà không nhất thiết phải để đến 30 ngày mới mở lạiphiên toà.

2. Quyết định hoãn phiên toà phải có các nội dung chính quy định tại khoản2 Điều 208 của BLTTDS và ghi theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

3. Trường hợp đã ấn định được ngày mở lại phiên toà, thì trong quyết địnhhoãn phiên toà phải ghi thời gian, địa điểm mở lại phiên toà. Nếu chưa ấn địnhđược ngày mở lại phiên toà, thì trong quyết định ghi về thời gian, địa điểm mởlại phiên toà sẽ được Toà án thông báo sau.

Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử thông báo công khai quyết địnhhoãn phiên toà cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà biết vàgiao ngay cho họ quyết định này. Đối với người vắng mặt và Viện kiểm sát cùngcấp, thì Toà án gửi ngay quyết định hoãn phiên toà. Quyết định này được coi nhưgiấy triệu tập mới đối với đương sự, nếu trong quyết định đã ghi thời gian, địađiểm mở lại phiên toà.

Trong trường hợp có sự thay đổi về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghitrong quyết định hoãn phiên toà, thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểmsát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lạiphiên toà.

4. Hội đồng xét xử không được hoãn phiên toà vì lý do tại phiên toà đươngsự yêu cầu hoãn phiên toà để nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự hoặc để uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình.

5. Nếu tại phiên toà, đương sự xuất trình tài liệu, chứng cứ mới mà có yêucầu giám định bổ sung đối với tài liệu, chứng cứ đó hoặc giám định lại (kể cảviệc tài sản mới được phát hiện cần phải định giá, thẩm định giá) và xét thấyviệc giám định bổ sung, giám định lại (định giá, thẩm định giá) là cần thiếtcho việc giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung,giám định lại (định giá, thẩm định giá) và căn cứ vào khoản 4 Điều 230 củaBLTTDS ra quyết định hoãn phiên toà.

Nếu sắp hết thời hạn hoãn phiên toà mà chưa có kết quả giám định, kết quảđịnh giá, thẩm định giá thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS raquyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Điều 30. Biên bản phiên tòa quy định tại Điều 211 của BLTTDS

1. Biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ nội dung quy địnhtại khoản 1 Điều 211 của BLTTDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 của BLTTDS,thì biên bản phiên toà phải ghi mọi diễn biến ở phiên toà từ khi bắt đầu chođến khi kết thúc phiên toà. Trong biên bản phiên toà không phải ghi phần quyếtđịnh của bản án.

2. Sau khi kết thúc phiên toà trước khi trình chủ tọa phiên toà kiểm tralại và ký vào biên bản phiên toà, Thư ký Toà án phải tự mình kiểm tra lại biênbản phiên toà để sửa chữa những điểm không chính xác trong biên bản phiên toà.Chủ tọa phiên toà phải kiểm tra lại biên bản và cùng với Thư ký Toà án ký vàobiên bản đó. Sau khi chủ tọa phiên toà đã kiểm tra lại và ký vào biên bản phiêntoà, nếu phát hiện được những điểm không chính xác trong biên bản phiên toà cầnphải được sửa đổi, thì Thư ký Toà án không được tự mình sửa đổi mà phải báo cáovới chủ tọa phiên toà xem xét việc sửa đổi. Khi có một trong những người quyđịnh tại khoản 4 Điều 211 của BLTTDS có yêu cầu được xem biên bản phiên toà,thì chủ tọa phiên toà phải cho phép họ xem biên bản phiên toà. Nếu họ có yêucầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà, thì Thư ký Toà án phảighi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của họ. Không được tẩy xoá, sửa chữatrực tiếp vào những vấn đề đã ghi mà ghi những sửa đổi, bổ sung tiếp vào biênbản phiên toà. Người nào được quy định tại khoản 4 Điều 211 của BLTTDS có yêucầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà, thì ghi tư cách tiếnhành tố tụng hoặc tham gia tố tụng và họ tên của người đó. Tiếp theo ghi nhữngvấn đề được ghi trong biên bản phiên toà có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và nhữngsửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu, thì ghi thứ tự từng ngườimột. Sau đó người có yêu cầu phải ký xác nhận.

Ví dụ 1: (trường hợp có mộtngười yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung)

Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của nguyên đơn Nguyễn Văn A:

1. Về vấn đề được ghi tại dòng (các dòng) từ trên xuống (hoặc từ dưới lên)trang... của biên bản phiên toà yêu cầu ghi sửa đổi, bổ sung như sau:

...

2. ...

Ví dụ 2: (trường hợpcó từ hai người trở lên có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung)

Những sửa đổi, bổ sung:

1. Theo yêu cầu của Kiểm sát viên Trần Văn B:

a. ...

b. ...

2. Theo yêu cầu của bị đơn Lê Thị M:

a. ...

b. ..

Điều 31. Khai mạc phiên tòa quy định tại Điều 213 của BLTTDS

1. Chủ tọa phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết địnhđưa vụ án ra xét xử.

Khi khai mạc phiên toà, chủ tọa phiên toà yêu cầu mọi người trong phòng xửán đứng dậy. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà như sau: “Hôm nay, ngày,tháng, năm, Toà án nhân dân… mở phiên toà sơ thẩm công khai (không công khai)xét xử vụ án về tranh chấp… thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên bố khai mạc phiêntoà” và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Sau khi nghe Thư ký Toà án báo cáo có đương sự vắng mặt tại phiên toà,Hội đồng xét xử phải vào phòng nghị án thảo luận việc hoãn phiên toà theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 210 của BLTTDS.

3. Chủ tọa phiên toà tiến hành kiểm tra căn cước của đương sự có mặt tạiphiên toà như sau:

a) Chủ tọa hỏi để các đương sự khai về họ, tên, ngày tháng năm sinh; nơi cưtrú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú); nghề nghiệp (nếu đương sự làcá nhân); tên, địa chỉ trụ sở chính (nếu đương sự là cơ quan, tổ chức). Đối vớingười đại diện hợp pháp của đương sự phải hỏi họ để họ khai về: họ, tên, tuổi;nghề nghiệp; chức vụ; nơi cư trú; quan hệ với đương sự.

b) Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai củacác đương sự về căn cước có sự khác nhau, thì cần phải xác minh chính xác vềcăn cước của họ.

4. Đối với việc phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của nhữngngười tham gia tố tụng khác, chủ tọa phiên toà phải phổ biến đầy đủ quyền,nghĩa vụ của họ quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS.

Ví dụ: Đối với nguyên đơn phải giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của họ quyđịnh tại Điều 58 và Điều 59 của BLTTDS,…

Đối với người phiên dịch, người giám định, chủ tọa phiên toà yêu cầu họphải cam đoan làm tròn nhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên,thì yêu cầu họ cam đoan khai báo trung thực.

5. Đối với trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà, thì khi mởlại phiên toà, chủ tọa phiên toà không đọc lại quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Nếu Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà mà trong thời gian chuẩn bịmở phiên toà, có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có têntrong quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì Toà án thông báo cho những người quyđịnh tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS biết.

Điều 32. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêucầu quy định tại khoản 1 Điều 218 của BLTTDS

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồngxét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạmvi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thểhiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầuđộc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bảnphiên toà. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sungcủa đương sự, thì phải ghi trong bản án.

Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu trước và tại phiên tòa, thì Tòa ánghi vào phần nhận định và quyết định trong bản án, quyết định về việc rút yêucầu đó của đương sự.

Điều 33. Thay đổi địa vị tố tụng quy định tại Điều 219 của BLTTDS

Trường hợp tại phiên toà có đương sự rút yêu cầu, thì tuỳ từng trường hợpmà giải quyết như sau:

1. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêucầu phản tố của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của BLTTDS, thì Hộiđồng xét xử:

a) Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đãrút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS;

b) Công bố việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự. Bị đơn vẫn giữnguyên yêu cầu phản tố của mình trở thành nguyên đơn; nguyên đơn đã rút toàn bộyêu cầu của mình trở thành bị đơn.

2. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầuphản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầuđộc lập của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 219 của BLTTDS, thì Hội đồngxét xử:

a) Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, củabị đơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS.

b) Công bố công khai tại phiên toà việc thay đổi địa vị tố tụng tùy theomối quan hệ giữa các đương sự liên quan đến yêu cầu độc lập của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Việc thay đổi địa vị tố tụng của đương sự phải được ghi vào biên bảnphiên toà và phải được ghi trong bản án.

Điều 34. Công nhận sự thỏa thuận của đương sự quy định tại khoản 1 Điều 220của BLTTDS

1. Trước khi chuyển sang phần hỏi, Hội đồng xét xử cần giải thích cho cácđương sự biết nội dung quy định tại Điều 220 của BLTTDS, hỏi họ có thoả thuậnđược với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; nếu có thì hỏi họ có hoàntoàn tự nguyện hay không, có bị ép buộc hay không và xem xét thoả thuận đó cótrái pháp luật, đạo đức xã hội hay không và cho họ biết hậu quả của việc Toà ánra quyết định công nhận thoả thuận đó, thì các đương sự không được kháng cáo,Viện kiểm sát không được kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; quyết định của Toàán công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lựcpháp luật.

2. Sự thoả thuận của các đương sự phải được ghi vào biên bản phiên toà.Theo quy định tại Điều 210 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử thảo luận và raquyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ ántại phòng xử án.

Điều 35. Nghị án quy định tại Điều 236 của BLTTDS

1. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cảcác vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thểlà các vấn đề chính sau: căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm traxem xét tại phiên toà, qua việc hỏi và tranh luận tại phiên toà, qua việc xemxét ý kiến của những người tham gia tố tụng, kiểm sát viên (nếu có) đã đủ căncứ để chấp nhận toàn bộ, một phần các yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tốcủa bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặckhông chấp nhận toàn bộ, một phần các yêu cầu của các đương sự hay chưa, nếu đãđủ căn cứ để chấp nhận thì theo điểm, khoản, điều luật nào của văn bản quy phạmpháp luật tương ứng và án phí dân sự sơ thẩm.

2. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hộithẩm nhân dân, thì khi phát biểu (hoặc khi biểu quyết) các Hội thẩm nhân dânphát biểu (hoặc biểu quyết) trước, Thẩm phán chủ toạ phiên toà phát biểu (hoặcbiểu quyết) sau. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán vàba Hội thẩm nhân dân, thì các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết)trước, đến Thẩm phán không phải là chủ toạ phiên toà và sau cùng là Thẩm phán chủtoạ phiên toà phát biểu (hoặc biểu quyết).

3. Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số, thì có quyền (khôngphải là nghĩa vụ) trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và văn bản đóđược đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Trong biên bản nghị án phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận vềtừng vấn đề một và quyết định theo đa số của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đó.Các thành viên Hội đồng xét xử phải ký vào biên bản nghị án tại phòng nghị ántrước khi tuyên án.

5. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏiphải có thời gian dài, thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị ánnhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà.Hội đồng xét xử phải thông báo ngày giờ tuyên án cho các đương sự biết. Nếu đãấn định ngày giờ tuyên án mà có thay đổi, thì Hội đồng xét xử phải thông báolại cho các đương sự biết việc thay đổi đó.

Điều 36. Bản án sơ thẩm quy định tại Điều 238 của BLTTDS

Bản án sơ thẩm phải được viết theo đúng quy định tại Điều238 của BLTTDS, cách viết, trình bày phải theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghịquyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dântối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy địnhchung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Cùng với biên bản nghị án, bản án gốc phải được các thànhviên Hội đồng xét xử thông qua và ký tại phòng nghị án và được lưu vào hồ sơ vụán. Trên cơ sở bản án gốc, Thẩm phán chủ tọa phiên toà thay mặt Hội đồng xét xửký các bản án chính và Toà án thực hiện việc giao hoặc gửi bản án theo quy địnhtại Điều 241 của BLTTDS.

Điều 37. Tuyên án quy định tại Điều 239 của BLTTDS

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy.Nếu thấy có người không đứng dậy, thì Thư ký Toà án phải nhắc nhở họ, nếu ngườiđó báo cáo vì lý do sức khoẻ nên không thể đứng dậy được, thì chủ toạ phiên toàcho phép ngồi tại chỗ và sau đó mới tuyên án. Chủ tọa phiên toà hoặc một thànhviên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu bản án dài thì có thể thay nhauđọc bản án.

Trong trường hợp bản án quá dài, thì chủ tọa phiên toà có thể chỉ yêu cầumọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyếtđịnh của bản án.

Sau khi đọc xong bản án, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, chủ tọa phiên toàhoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử giải thích thêm về việc thi hànhbản án và quyền kháng cáo của đương sự.

Đối với đương sự không biết tiếng Việt, thì sau khi tuyên án xong ngườiphiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà họ biết(bao gồm cả phần bản án có liên quan đến họ và phần bản án có liên quan đến cácđương sự khác trong vụ án).

Điều 38. Sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại Điều 240 của BLTTDS

1. Chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây:

a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ,dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏsót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…

b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ,nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.

2. Toà án phải gửi văn bản thông báo về việc sửa chữa, bổsung bản án cho những người quy định tại khoản 1 Điều 240 của BLTTDS. Thông báovề việc sửa chữa, bổ sung bản án trình bày theo Mẫu số 15 ban hành kèm theoNghị quyết này.

Điều 39. Các mẫu văn bản tố tụng

Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản tố tụng sau đây:

1. Đơn khởi kiện (Mẫu số 01);

2. Giấy báo nhận đơn khởi kiện (Mẫu số 02);

3. Thông báo trả lại đơn khởi kiện (Mẫu số 03);

4. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí (Mẫu số 04);

5. Thông báo về việc thụ lý vụ án (Mẫu số 05);

6. Thông báo về phiên hoà giải (Mẫu số 06a);

- Thông báo hoãn phiên hòa giải (Mẫu số 06b);

7. Biên bản hoà giải (Mẫu số 07);

8. Biên bản hoà giải thành (Mẫu số 08a);

- Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành (Mẫu số 08b);

9. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (Mẫu số 09a);

- Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự(Mẫu số 09b);

10. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu số 10a);

- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu số 10b);

11. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu số 11a);

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu số 11b);

12. Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Mẫu số 12);

13. Biên bản phiên toà sơ thẩm (Mẫu số 13);

14. Quyết định hoãn phiên toà (Mẫu số 14);

15. Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án (Mẫu số 15).

Điều 40. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thôngqua ngày 03-12-2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà ánnhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ ántại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sựvà hướng dẫn về các vấn đề đãđược hướng dẫn tại Nghị quyết này của Tòa án nhân dân tối cao ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thihành hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động màToà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giámđốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngàyNghị quyết này có hiệu lực thi hành, thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyếtnày để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp cócăn cứ kháng nghị khác. 

 

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN

Trương Hòa Bình



Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 8203

video

Lượt truy cập: 1388348 lần

Đang online: 10 người