Luật sư dân sự - HNGĐ

PHẦN THỨ BA “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM”

12/11/2013 7:48:39 PM

NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ BA “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN 
TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 06/2012/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNHMỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ BA “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚCTHẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔSUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨMPHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật Tổ chức Toà án nhân dân;

Để thi hành đúng và thống nhất các quyđịnh tại Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm” của Bộluật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011(sau đây viếttắt là BLTTDS);

Sau khi có ý kiến thống nhất của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một sốquy định của BLTTDS nhằm đảm bảo thi hành đúng và thống nhất Phần thứ ba “Thủ tụcgiải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS.

Điều 2. Người có quyền kháng cáo quy định tại Điều 243 của BLTTDS

1. Đối tượng mà đương sự, người đại diệncủa đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầuTòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bảnán, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

2. Đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lựchành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉcủa người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của đương sự có khángcáo. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự đó phải ký tên hoặc điểmchỉ.

3. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổiđến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giaodịch dân sự bằng tài sản riêng của mình là đương sự trong vụ án về tranh chấpcó liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó có thể tự mình làmđơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ,tên, địa chỉ của đương sự có kháng cáo. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo,đương sự đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Đương sự được hướng dẫn tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này nếu khôngtự mình kháng cáo, thì có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình khángcáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về ly hôn. Tại mụctên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của ngườiđại diện theo uỷ quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự uỷ quyềnkháng cáo và văn bản uỷ quyền. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đạidiện theo uỷ quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

5. Đương sự là cơ quan, tổ chức có quyềnkháng cáo. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó cóthể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trongđơn phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụcủa người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Đồng thời,ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóngdấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác đại diện cho cơ quan,tổ chức kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phảighi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền kháng cáo; tên, địa chỉcủa đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diệntheo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản uỷ quyền. Đồngthời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải ký tên hoặcđiểm chỉ.

6. Người đại diệntheo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướngdẫn tại khoản 3 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉcủa người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theopháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mấtnăng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, ởphần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, thì tại mụctên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của ngườiđại diện theo uỷ quyền và văn bản uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diệntheo pháp luật của đương sự uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷquyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

7. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sựđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 162 của BLTTDS là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dânsự của người được bảo vệ. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đócó thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáotrong đơn phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ củangười đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó; họ, tên, địa chỉ củangười có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Đồng thời, ở phần cuối đơn,người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấucủa cơ quan, tổ chức đó.

8. Việc uỷ quyền được hướng dẫn tại cáckhoản 4, 5 và 6 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thựchợp pháp, trừ trường hợp văn bản uỷ quyền đó được lập tại Toà án có sự chứngkiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án được Chánh án Toà án phân công. Trong vănbản uỷ quyền phải có nội dung đương sự uỷ quyền cho người đại diện theo uỷ quyềnkháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà áncấp sơ thẩm.

Điều 3. Đơn kháng cáo quy định tại Điều244 của BLTTDS

1. Để bảo đảm cho việclàm đơn kháng cáo đúng và thống nhất, Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người khángcáo làm đơn kháng cáo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Toà áncấp sơ thẩm phải niêm yết công khai tại trụ sở Toà án nhân dân mẫu đơn khángcáo và hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo.

2. Việc nhận đơn kháng cáo và xử lý đơnkháng cáo tại Tòa án cấp sơ thẩm.

a) Tòa án cấp sơ thẩm phải có sổ nhận đơnkháng cáo để ghi ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo làm căn cứ xác định ngàykháng cáo.

b) Toà án cấp sơ thẩm thực hiện thủ tụcnhận đơn kháng cáo như sau:

b1) Trường hợp ngườikháng cáo trực tiếp nộp đơn kháng cáo tại Toà án cấp sơ thẩm, thì Toà án cấp sơthẩm ghi ngày, tháng, năm người kháng cáo nộp đơn vào sổ nhận đơn kháng cáo.Ngày kháng cáo được xác định là ngày nộp đơn kháng cáo.

b2) Trường hợp người kháng cáo gửi đơnkháng cáo đến Toà án cấp sơ thẩm qua bưu điện, thì Toà án phải ghi ngày, tháng,năm nhận đơn kháng cáo do bưu điện chuyển đến và ngày, tháng, năm người khángcáo gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn vào sổ nhận đơn.Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn kháng cáo. Ngày kháng cáo đượcxác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi đơn.

Trường hợp không có hoặc không xác địnhđược ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện nơi gửi trên phong bì, thì Toà án phảighi chú trong sổ nhận đơn và vào góc bên trái của đơn kháng cáo là “không xácđịnh được ngày, tháng, năm”. Trường hợp này, ngày kháng cáo được xác định làngày Toà án nhận được đơn. Khi kiểm tra đơn kháng cáo, nếu thấy đơn kháng cáonày quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý dobằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 246 của BLTTDS và hướng dẫn tạikhoản 1 Điều 6 của Nghị quyết này. Nếu đơn kháng cáo đúng hạn quy định tại Điều245 của BLTTDS, thì Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại Điều248 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này.

b3) Toàán phải ghi (hoặc đóng dấu nhận đơn kháng cáo có ghi) ngày, tháng, năm nhận đơnvào góc trên bên trái của đơn kháng cáo.

c) Khi nhận được đơn kháng cáo do Toà áncấp phúc thẩm chuyển đến, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, Toà án cấp sơthẩm phải kiểm tra xem đã nhận được đơn kháng cáo có cùng nội dung do cùngngười kháng cáo gửi đến chưa để xử lý như sau:

c1) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm đã nhậnđược đơn kháng cáo có nội dung trùng với nội dung đơn kháng cáo do Toà án cấpphúc thẩm chuyển đến, thì Toà án cấp sơ thẩm ghi chú vào đơn kháng cáo đó vàđính kèm với đơn kháng cáo đã nhận để lưu vào hồ sơ vụ án.

c2) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm chưanhận được đơn kháng cáo hoặc đã nhận được đơn kháng cáo, nhưng một phần hoặctoàn bộ nội dung kháng cáo khác với nội dung kháng cáo do Toà án cấp phúc thẩmchuyển đến, thì Tòa án cấp sơ thẩm ghi ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo doToà án cấp phúc thẩm chuyển đến và ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo theongày, tháng, năm mà Toà án cấp phúc thẩm ghi ở góc trên bên trái của đơn khángcáo vào sổ nhận đơn. Trong trường hợp này, việc xác định ngày kháng cáo đượcthực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b1 và b2 điểm b khoản 2 Điều này.

3. Việc nhận đơnkháng cáo và xử lý đơn kháng cáo tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp người kháng cáo trực tiếp nộpđơn kháng cáo tại Toà án cấp phúc thẩm hoặc gửi đơn kháng cáo đến Toà án cấpphúc thẩm qua bưu điện, thì khi nhận đơn kháng cáo Toà án cấp phúc thẩm cũngphải vào sổ nhận đơn kháng cáo để theo dõi. Toà án cấp phúc thẩm phải ghi ngày,tháng, năm nhận đơn kháng cáo theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. Đồng thời, Toà án cấp phúc thẩm phảichuyển ngay đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) cho Toàán cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để Tòa án cấp sơthẩm tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúcthẩm theo quy định tại Điều 255 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 10 của Nghị quyết này. Việc chuyểnđơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm phải được ghi chú vào sổ nhận đơn để theodõi. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết về việc đãnhận được đơn kháng cáo và chuyển đơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm để họliên hệ với Toà án cấp sơ thẩm thực hiện quyền, nghĩa vụ của người kháng cáotheo thủ tục chung.

4. Sau khi nhận đơn kháng cáo do ngườikháng cáo nộp trực tiếp, Toà án cấp sơ thẩm phải cấp ngay giấy báo nhận đơnkháng cáo cho người kháng cáo. Nếu Toà án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo gửiqua bưu điện hoặc do Toà án cấp phúc thẩm chuyển đến, thì Toà án cấp sơ thẩmgửi ngay giấy báo nhận đơn kháng cáo để thông báo cho người kháng cáo biết.

5. Trường hợp người kháng cáo nộp hoặc gửikèm theo đơn kháng cáo tài liệu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho kháng cáocủa mình là có căn cứ và hợp pháp, thì việc giao nhận tài liệu, chứng cứ bổsung do người kháng cáo nộp hoặc gửi kèm theo đơn kháng cáo được thực hiện theohướng dẫn tại Điều 13 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hộiđồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về“Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sungtheo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự”.

6. Trong trường hợp người kháng cáo đếnToà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm trình bày trực tiếp về việc khángcáo, thì Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm giải thích cho họ biết làtheo quy định tại Điều 243 của BLTTDS thì người kháng cáo phải làm đơn khángcáo, để họ tự mình làm đơn kháng cáo hoặc uỷ quyền cho người khác kháng cáo.

Điều 4. Vềthời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS

1. Thời điểm bắt đầutính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xácđịnh. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án đối với đương sự có mặt tạiphiên toà sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết đốivới đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm.

2. Thời điểm bắt đầutính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xácđịnh. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án, trong trường hợp Viện kiểmsát cùng cấp tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày Viện kiểm sát cùng cấpnhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham giaphiên toà sơ thẩm.

Ví dụ: Ngày01-10-2013, Toà án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và cùng ngày 01-10-2013 Toà ántuyên án, thì ngày được xác định và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo,kháng nghị như sau:

- Đối với đương sự cómặt tại phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2013 và thờiđiểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 02-10-2013.

-Đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2013Toà án cấp sơ thẩm mới giao bản án sơ thẩm cho đương sự, thì ngày được xác địnhlà ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngàylà ngày 16-10-2013; nếu Toà án cấp sơ thẩm không thể giao trực tiếp bản án sơthẩm cho đương sự mà phải niêm yết công khai và giả sử ngày niêm yết công khaitại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của đương sự là ngày 15-10-2013, thì ngày được xác định là ngày15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày16-10-2013.

- Trường hợp đại diệnViện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định làngày 01-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày(đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trêntrực tiếp) là ngày 02-10-2013.

- Trường hợp đại diệnViện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm và giả sử ngày15-10-2013 Viện kiểm sát cùng cấp mới nhận được bản án của Toà án cấp sơ thẩm,thì ngày được xác định là ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạnkháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đốivới Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 16-10-2013.

3. Thời điểm bắt đầuthời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụán của Toà án cấp sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày đượcxác định là ngày người có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp nhận đượcquyết định đó.

a) Trường hợp quyếtđịnh tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành tại phiên toà sơthẩm và Hội đồng xét xử giao ngay quyết định này cùng ngày cho đương sự có mặttại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà (nếu có), thì ngàyđược xác định là ngày ban hành quyết định đó. Nếu ngày giao quyết định khôngcùng với ngày ban hành quyết định, thì ngày được xác định là ngày giao quyếtđịnh cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

b) Trường hợp quyếtđịnh tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành trước khi mở phiêntoà sơ thẩm hoặc tại phiên toà sơ thẩm mà đương sự vắng mặt, thì ngày được xácđịnh đối với đương sự là ngày quyết định đó được giao hoặc được niêm yết; đốivới Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp là ngày Viện kiểm sát cùng cấpnhận được quyết định đó.

4. Thời điểm kết thúcthời hạn kháng cáo, kháng nghị

Thời điểm kết thúcthời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thờihạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật)hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươitư giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.

Vídụ: Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày được tính bắt đầu từ ngày 02-10-2013.Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 của BLTTDS, thì thời hạn kháng cáo mười lămngày (đối với đương sự có mặt tại phiên toà) kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày16-10-2013 (nếu khôngđúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ). Giả sử, ngày 16-10-2013 là ngàynghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờngày 17-10-2013 (nếu không đúng vào ngày nghỉcuối tuần); giả sử sau ngày nghỉ lễ (17-10-2013), ngày 18-10-2013 đúng vào ngàythứ bảy, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờngày 20-10-2013.

Trường hợp Tòa ánphải tiến hành ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài thì thời điểmbắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày nhận được ủy thác tư pháp,ngày nhận được ủy thác tư pháp được xác định theo quy định của pháp luật về ủythác tư pháp.

Điều 5. Kiểm tra đơn kháng cáo quy địnhtại Điều 246 của BLTTDS

1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa áncấp sơ thẩm phải kiểm tra đơn kháng cáo có đầy đủ các nội dung quy định tạikhoản 1 Điều 244 của BLTTDS và người làm đơn kháng cáo có thuộc chủ thể cóquyền kháng cáo được quy định tại Điều 243 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này hay không;đồng thời kiểm tra kháng cáo có được làm trong thời hạn quy định tại Điều 245của BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết này hay không để tiếnhành tiếp các công việc theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Nghị quyếtnày. Trường hợp đơn kháng cáo làm trong thời hạn luật định và là của người cóquyền kháng cáo nhưng chưa có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 1Điều 244 của BLTTDS hoặc nội dung kháng cáo chưa cụ thể, thì Tòa án cấp sơ thẩmphải thông báo (trực tiếp hoặc bằng văn bản) ngay cho người kháng cáo để họ sửađổi, bổ sung đơn kháng cáo cho đầy đủ hoặc thể hiện nội dung kháng cáo cho cụthể, rõ ràng theo quy định của pháp luật.

2. Việc thông báo và thực hiện yêu cầu sửađổi, bổ sung đơn kháng cáo được thực hiện như sau:

a) Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người khángcáo sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo trong thời hạn do Toà án cấp sơ thẩm ấn địnhnhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người kháng cáo nhận được thôngbáo của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo, trừ trường hợp có trởngại khách quan, thì thời gian có trở ngại khách quan không tính vào thời hạnsửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.

b) Trong thông báo yêu cầu sửa đổi, bổsung đơn kháng cáo phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho ngườikháng cáo biết để họ thực hiện.

c) Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổsung đơn kháng cáo không tính vào thời hạn kháng cáo. Ngày kháng cáo vẫn đượcxác định theo hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.

d) Sau khi người kháng cáo đã sửa đổi, bổsung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Toà án, thì Toà án cấp sơ thẩm tiếp tụcthực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 248 của BLTTDS. Hết thời hạn doToà án ấn định mà người kháng cáo không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơnkháng cáo và đơn kháng cáo không có đầy đủ các nội dung chính quy định tạikhoản 1 Điều 244 của BLTTDS, thì đơn kháng cáo không được coi là hợp lệ. Toà áncấp sơ thẩm trả lại đơn cho người kháng cáo và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trảlại đơn.

đ) Nếu qua kiểm tra mà phát hiện thấy đơnkháng cáo là của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo khôngthuộc giới hạn của việc kháng cáo, thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từngày nhận được đơn, Toà án cấp sơ thẩm trả lại đơn và ghi chú vào sổ nhận đơnvề việc trả lại đơn.

e) Việc trả lại đơnkháng cáo được hướng dẫn tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này phải được thôngbáo bằng văn bản trong đó ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

Điều 6. Kháng cáo quá hạn quy định tạiĐiều 247 của BLTTDS

1. Trường hợp đơn kháng cáo là của ngườicó quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo, nhưng quá thờihạn kháng cáo quy định tại Điều 245 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 của Nghịquyết này mà người kháng cáo chưa tường trình hoặc có tường trình nhưng lý dokháng cáo quá hạn không rõ ràng, thì Toà án cấp sơ thẩm phải có văn bản yêu cầungười kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn vàxuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn khángcáo quá hạn là chính đáng. Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo quá hạntường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tàiliệu, chứng cứ (nếu có) trong thời hạn do Toà án cấp sơ thẩm ấn định nhưngkhông quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người kháng cáo nhận được thông báo củaToà án yêu cầu làm bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn. Toà án có thểgiao trực tiếp hoặc gửi văn bản này cho người kháng cáo qua bưu điện.

“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tainạn phải điều trị tại bệnh viện,...) làm cho người kháng cáo không thể thựchiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

2. Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn khángcáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếucó) chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn cho Toà án cấp phúc thẩm để xétkháng cáo quá hạn. Nếu trong vụ án chỉ có kháng cáo quá hạn, không có kháng cáokhác, không có kháng nghị, thì Toà án cấp sơ thẩm chưa phải gửi hồ sơ vụ án choToà án cấp phúc thẩm.

3. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấpnhận, nếu có lý do chính đáng được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.

4. Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phảiđược thực hiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoàicác đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các đương sựkhác trong thời hạn quy định tại Điều 245 của BLTTDS hoặc kháng nghị của Việnkiểm sát quy định tại Điều 252 của BLTTDS; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án cónhiều người kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quáhạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiêntoà.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngàynhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúcthẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét đơn kháng cáo quá hạn.Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền triệutập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáoquá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp tài liệu, giấy tờ bổ sung chứng minh cho việckháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng. Đại diện Viện kiểm sát cùngcấp tham gia phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn đối với các trường hợp Việnkiểm sát phải tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 264 củaBLTTDS.

Trước khi Hội đồng xét đơn kháng cáo quáhạn thảo luận, một thành viên của Hội đồng nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáoquá hạn, các tài liệu, chứng cứ chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn.Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét đơnkháng cáo có thể yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồngxét đơn kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhậnviệc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quáhạn phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn.Trường hợp nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Toà án cấp phúcthẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo theo quy định tại Điều 249 củaBLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này. Toà án cấp sơ thẩm phải tiếnhành các thủ tục theo quy định của BLTTDS và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấpphúc thẩm (nếu hồ sơ vụ án còn ở Toà án cấp sơ thẩm).

6. Thẩm phán Toà áncấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn vẫn có thể thamgia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung.

Điều 7. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúcthẩm quy định tại Điều 248 của BLTTDS

1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ,nếu người kháng cáo được miễn án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phíphúc thẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm tiến hành thủ tục thông báo về việc kháng cáovà gửi hồ sơ cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 249 vàkhoản 1 Điều 255 của BLTTDS. Trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí phúcthẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho người kháng cáobiết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Thông báo phải ghi rõ số tiền tạmứng án phí phúc thẩm phải nộp, nơi nộp tiền, thời hạn nộp tiền và hậu quả củaviệc không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phíphúc thẩm được giao trực tiếp hoặc gửi cho người kháng cáo qua bưu điện.

2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngàynhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, ngườikháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lainộp tiền tạm ứng án phí. Nếu hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiềntạm ứng án phí phúc thẩm mà không có lý do chính đáng, thì được coi là họ từ bỏviệc kháng cáo.

“Lý do chính đáng” là trường hợp đượchướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 củaNghị quyết này.

3. Trong trường hợp sau khi hết thời hạnmười ngày, người kháng cáo mới nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phíphúc thẩm và không có tường trình về lý do chậm nộp biên lai nộp tiền tạm ứngán phí phúc thẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạnba ngày làm việc, kể từ ngày Toà án yêu cầu phải làm bản tường trình nộp choToà án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được coi như khángcáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.

4. Toà án cấp sơ thẩm không phải tiến hànhthủ tục thông báo về việc kháng cáo đã được coi là từ bỏ hướng dẫn tại khoản 2Điều này và không phải gửi hồ sơ cho Toà án cấp phúc thẩm, trừ trường hợp trongvụ án còn có kháng cáo của người khác, kháng nghị của Viện kiểm sát.

Điều 8. Thông báo về việc kháng cáo quyđịnh tại Điều 249 của BLTTDS

1. Khi thực hiện thông báo về việc khángcáo, Toà án cấp sơ thẩm không phải thông báo về việc kháng cáo cho chính ngườiđã kháng cáo. Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểmsát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo (nếu việc xét xử phúc thẩmvụ án do có kháng cáo có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự đó)biết về việc kháng cáo.

2. Đương sự được thông báo về việc khángcáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Toà áncấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của người được thông báo phải được lưu vào hồsơ vụ án. Trường hợp người được thông báo gửi văn bản nêu ý kiến của mình vềnội dung kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm mà hồ sơ vụ án chưa gửi cho Toà áncấp phúc thẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm đưa văn bản này vào hồ sơ vụ án và gửicho Toà án cấp phúc thẩm; nếu hồ sơ vụ án đã gửi cho Toà án cấp phúc thẩm, thìToà án cấp sơ thẩm phải gửi văn bản đó cho Toà án cấp phúc thẩm để đưa vào hồsơ vụ án và xem xét khi xét xử phúc thẩm.

Điều 9. Hậu quả của việc kháng cáo, khángnghị quy định tại Điều 254 của BLTTDS

Những phần của bản án, quyết định sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thờihạn kháng cáo, kháng nghị và được thi hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Độc lập với những phần của bản án,quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Việc xét kháng cáo, kháng nghị đối vớinhững phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị không cóliên quan đến những phần của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo,kháng nghị.

Ví dụ: Tại bản án số 35/2013/HNGĐ-ST ngày15-02-2013, Toà án nhân dân huyện H, tỉnh HT đã quyết định cho anh A được ly hônchị B; giao chị B trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung là cháuC, anh A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 200.000 đồng và chia tàisản chung của vợ chồng cho anh A và chị B. Sau khi xét xử sơ thẩm anh A khôngkháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị. Chị B chỉ kháng cáo bản án sơ thẩmvề quyết định chia tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, những phần của bản án sơ thẩm vềly hôn giữa anh A và chị B; về trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con,nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn không bị kháng cáo, kháng nghị, độclập với phần bản án sơ thẩm bị chị B kháng cáo và việc xét kháng cáo phần bảnán sơ thẩm này không có liên quan đến những phần của bản án sơ thẩm không bịkháng cáo, kháng nghị; do đó những phần của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo,kháng nghị có hiệu lực pháp luật và được thi hành.

Điều 10. Gửihồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 255 của BLTTDS

1. Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồsơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấpphúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm vàtrong vụ án không có người khác kháng cáo.

2. Nếu người kháng cáo phải nộp tiền tạmứng án phí phúc thẩm, thì thời hạn năm ngày làm việc để Toà án cấp sơ thẩm gửihồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấpphúc thẩm được tính kể từ ngày người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biênlai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

3. Nếu có nhiều người kháng cáo và họ đềuphải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thì thời hạn năm ngày làm việc để Toàán cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị, tài liệu, chứng cứ kèmtheo cho Toà án cấp phúc thẩm được tính kể từ ngày người cuối cùng nộp cho Toàán cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Điều 11. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,kháng nghị quy định tại Điều 256 của BLTTDS

1. Về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo,kháng nghị cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo,kháng nghị quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS, thì người kháng cáo,Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo,kháng nghị đối với phần bản án hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo,kháng nghị.

Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sátđã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo,kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn đượcchấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.

b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo,kháng nghị theo quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS, thì trước khi bắtđầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đãkháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị nhưng không đượcvượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn khángcáo, kháng nghị.

2. Về việc rút kháng cáo, kháng nghị.

a) Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đìnhchỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rútkháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị khi có đủ các điều kiện sau đây:

a1) Người kháng cáo rút kháng cáo hoặcViện kiểm sát rút kháng nghị mà trong vụ án không còn có kháng cáo của ngườikhác, không có kháng nghị của Viện kiểm sát đối với phần của bản án, quyết địnhsơ thẩm đó.

a2) Phần bản án, quyết định sơ thẩm bịkháng cáo hoặc kháng nghị mà kháng cáo hoặc kháng nghị đó đã được rút độc lậpvới những phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vàviệc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phần bản án, quyết địnhsơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị đã được rút.

Ví dụ: Trong ví dụ nêu tại điểm b Điều 9 của Nghị quyết này, sau khi xétxử sơ thẩm, anh A không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị bản án sơthẩm mà chỉ có chị B kháng cáo bản án sơ thẩm về quyết định chia tài sản chungcủa vợ chồng. Trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm nếuchị B rút kháng cáo, thì Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xửphúc thẩm đối với phần của vụ án mà chị B đã rút kháng cáo vì trong vụ án khôngcó kháng cáo của người khác, không có kháng nghị của Viện kiểm sát.

Trường hợp anh A cũng kháng cáo bản án sơthẩm về quyết định chia tài sản chung của vợ chồng vì lý do Toà án cấp sơ thẩmquyết định buộc anh A phải thanh toán một số khoản nợ mà chị B vay không sửdụng cho mục đích chung của vợ chồng, mặc dù chị B rút kháng cáo, thì phần bảnán sơ thẩm mà chị B rút kháng cáo vẫn có liên quan đến phần bản án sơ thẩm bịanh A kháng cáo. Do đó, trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm không ra quyết địnhđình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần của vụ án mà chị B đã rút kháng cáo.

b) Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộkháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tạiphiên toà (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị), thì việc xét xửphúc thẩm phải được đình chỉ. Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định đìnhchỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà thực hiện,tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực phápluật, kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

3. Về hình thức thay đổi, bổ sung, rútkháng cáo, kháng nghị.

a) Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà áncấp phúc thẩm.

Toà án cấp phúc thẩmphải thông báo bằng văn bản về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, khángnghị đó cho các đương sự biết theo quy định tại khoản 3 Điều 256 của BLTTDS vàhướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này, đồng thời tiến hành các công việc theoquy định của BLTTDS để mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án đối với kháng cáo,kháng nghị, phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung.

b) Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Toà án cấp phúcthẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo,kháng nghị đã được thay đổi, bổ sung và phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.

Điều 12. Về thụ lý vụ ánđể xét xử phúc thẩm quy định tạikhoản 2 Điều 257 của BLTTDS

1. Trong thời hạn bangày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báobằng văn bản cho các đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toàán đã thụ lý vụ án theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

2. Việc phân côngThẩm phán chủ tọa phiên tòa được thực hiện như sau:

a)Đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án có thể uỷ nhiệm cho một PhóChánh án hoặc uỷ quyền cho Chánh toà hoặc Phó Chánh toà thành lập Hội đồng xétxử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

b) Đối với Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao, Chánh toà có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh toàthành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọaphiên toà.

c) Khi phân công Thẩmphán tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm, thì cần tiếp tục phân công các Thẩmphán đã tham gia Hội đồng xét kháng cáo quá hạn. Việc phân công này không phảira quyết định.

Điều 13. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúcthẩm quy định tại Điều 258 của BLTTDS

Điều 258 của BLTTDS quy định về thời hạnchuẩn bị xét xử phúc thẩm; do đó, các thời hạn quy định trong Điều này đều đượctính trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Tuỳ từng trường hợp cụ thể thờihạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính như sau:

1. Trường hợp có quyết định đưa vụ án raxét xử

a) Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩnbị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là hai tháng, kể từ ngày Toà ánthụ lý vụ án.

b) Nếu phải kéo dài thời hạn chuẩn bị xétxử đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan, thì thờihạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tốiđa là ba tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án.

c) Trong các trường hợp được hướng dẫn tạiđiểm a và điểm b khoản 1 Điều này mà phiên toà không được mở trong thời hạn mộttháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng, thìthời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng trường hợp được cộng thêm tối đa là mộttháng nữa.

2. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉxét xử phúc thẩm vụ án dân sự.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xétxử phúc thẩm vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày raquyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại,kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạmđình chỉ không còn nữa.

3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xétxử phúc thẩm.

Đối với những vụ áncó tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại khoản 1 Điều 258của BLTTDS mà thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm gần hết (thời hạn chuẩn bị xétxử phúc thẩm còn lại không quá năm ngày) và Thẩm phán được phân công làm chủtoạ phiên toà thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong nhữngquyết định quy định tại khoản 1 Điều 258 của BLTTDS, thì cần phải báo ngay vớiChánh án Toà án cấp phúc thẩm để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xửphúc thẩm. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm không được quá thờihạn quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 258 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm bvà điểm c khoản 1 Điều này.Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phảira một trong những quyết định quy định tại khoản 1 Điều 258 của BLTTDS.

Việc xác định những vụ án có tính chấtphức tạp, trở ngại khách quan, lý do chính đáng được thực hiện theo hướng dẫntại Điều 14 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩmphán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai“Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đãđược sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự.

4. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiêntoà phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Quyết định này phảitheo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩmphải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đếnkháng cáo, kháng nghị sau khi Toà án ra quyết định, không phân biệt trong vụ ánđó Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà phúc thẩm hay không.

Điều 14. Chuyểnhồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu quy định tại Điều 262 của BLTTDS

Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham giaphiên toà phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại Thôngtư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01-8-2012 hướng dẫn thi hànhmột số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng dân sự.

Điều 15. Phạm vi xét xử phúc thẩm quy địnhtại Điều 263 của BLTTDS

“Có liên quan đếnviệc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị” là trường hợp việc giải quyếtkháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏiphải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đómặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ: Tại bản án số45/2013/DS-ST ngày 17-3-2013, Toà án nhân dân huyện K, tỉnh TN đã quyết định xửchia di sản thừa kế của ông N cho năm thừa kế theo pháp luật của ông N. Toà áncấp sơ thẩm còn quyết định các thừa kế của ông N phải thực hiện nghĩa vụ về tàisản do ông N để lại đối với ông B. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông B kháng cáo phầnbản án sơ thẩm về thanh toán nghĩa vụ tài sản mà các thừa kế của ông N phảithực hiện đối với ông B trong khối di sản do ông N để lại.

Trường hợp này việcgiải quyết kháng cáo của ông B đòi hỏi phải xem xét đồng thời phần bản án vềchia di sản thừa kế của ông N cho các thừa kế theo đúng quy định của Bộ luậtdân sự năm 2005 là người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tàisản trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Điều 16. Về hoãn phiên toàphúc thẩm quy định tại Điều 266 củaBLTTDS

Việc hoãn phiên tòaphúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 266 của BLTTDS.

1. Trong mọi trường hợp, người kháng cáo, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của họ vắng mặt lầnthứ nhất, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà mà không phân biệthọ vắng mặt có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, trừ trường hợphọ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

2. Người kháng cáo đãđược triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khảkháng thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt(nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác).

Trường hợp có nhiềungười kháng cáo mà có người kháng cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 3Điều 266 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩmvụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người kháng cáo có mặt tạiphiên toà.

Trường hợp có nhiềungười kháng cáo mà có người kháng cáo vắng mặt thuộc trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều 266 của BLTTDS và phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắngmặt đó độc lập và không liên quan đến phần khác của bản án bị kháng cáo, khángnghị, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần vụán có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt mà không phải ra quyết định riêngbằng văn bản, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Toà án cấp phúc thẩmcũng phải hoãn phiên toà đối với người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà phúcthẩm nếu thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 28 Nghị quyết số05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caohướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ ántại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sungtheo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trong quyết định đìnhchỉ xét xử phúc thẩm phải ghi rõ bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực phápluật.

3.Đối với người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tạiphiên toà, thì việc hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thựchiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và Điều 206 của BLTTDS vàhướng dẫn tại Điều 27 và Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy địnhtrong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộluật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật tố tụng dân sự. Người tham gia tố tụng khác phải là người liênquan đến kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 263 của BLTTDS, thì Toàán cấp phúc thẩm mới xem xét việc hoãn phiên toà. Nếu họ không có liên quan đếnviệc xét xử phúc thẩm (quyền lợi, nghĩa vụ của họ độc lập với việc xem xétkháng cáo, kháng nghị) thì Toà án cấp phúc thẩm không phải xem xét việc hoãnphiên toà.

4. Trường hợp Hộiđồng xét xử phúc thẩm hoãn phiên toà phúc thẩm, thì thời hạn hoãn phiên toà vàquyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 29 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hànhmột số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơthẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 17. Chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm vàthủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm quy định tại Điều 267 của BLTTDS

Việc chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩmvà thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm cũng được thực hiện theo quy định tạicác điều 212, 213, 214, 215 và Điều 216 của BLTTDS. Do đó, khi chuẩn bị khaimạc phiên toà phúc thẩm và tiến hành thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm, Hộiđồng xét xử phúc thẩm phải thi hành đúng các quy định tại các điều luật nêutrên của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 31 Nghịquyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dântối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyếtvụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổsung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 18. Nguyên đơn rút đơn khởi kiệntrước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm quy định tại Điều 269 củaBLTTDS

1. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơntrước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản. Việc rút đơn khởi kiện củanguyên đơn tại phiên toà không phải làm thành văn bản, nhưng phải ghi vào biênbản phiên toà.

2. Trong thời hạnnguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì Toà án cấpsơ thẩm cần phải giải thích cho họ biết hậu quả của việc bị đơn không đồng ý đểhọ quyết định việc kháng cáo hoặc rút đơn khởi kiện.

Trường hợp nguyên đơn vẫn quyết định rútđơn khởi kiện thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho bị đơnbiết và yêu cầu bị đơn phải trả lời bằng văn bản cho Toà án cấp sơ thẩm về việchọ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược thông báo của Toà án. Tuỳ thuộc vào kết quả trả lời của bị đơn mà giảiquyết như sau:

a) Trường hợp Toà áncấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn không đồng ý việc rút đơn khởikiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có đương sựnào kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì việc rút đơn khởi kiện củanguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này bản án sơthẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

b) Trường hợp Toà áncấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiệncủa nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị cóđương sự nào kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị hay không, Toà án cấp sơthẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởikiện cho Toà án cấp phúc thẩm để Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 củaBLTTDS mở phiên toà giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

3. Trường hợp đương sự có kháng cáo (baogồm cả nguyên đơn) hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị, nhưng trước khi mở phiêntoà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì Toà án cấpphúc thẩm giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 269 của BLTTDS.

4. Khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết địnhhuỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản1 Điều 269 của BLTTDS, thì căn cứ vào quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về án phítrong bản án sơ thẩm bị huỷ, Toà án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phảichịu án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sự còn phảichịu một nửa án phí phúc thẩm.

Điều 19. Công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự tại phiên tòa phúc thẩm quy định tại Điều 270 của BLTTDS

1. Trường hợp trước khi mở phiên toà phúcthẩm, các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án vàcác đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ, thìTòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp choTòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được coi như chứng cứmới bổ sung. Tại phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại cácđương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thoả thuậnđó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thoả thuận của họ là tựnguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòngnghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏathuận của các đương sự.

2. Tại phiên toà phúc thẩm nếu các đươngsự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận này phảiđược ghi vào biên bản phiên toà. Nếu xét thấy thoả thuận của các đương sự là tựnguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòngnghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoảthuận của các đương sự.

3. Trong các trường hợp được hướng dẫn tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này,Hội đồng xét xử cần hướng dẫn cho các đương sự thoả thuận về trách nhiệm chịuán phí sơ thẩm; nếu họ không thoả thuận được, thì Hội đồng xét xử phúc thẩmquyết định theo quy định của pháp luật về án phí.

Điều 20. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm quy địnhtại Điều 281 của BLTTDS

1. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án,quyết định phúc thẩm cho người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ và các chủthể khác theo đúng quy định tại Điều 281 của BLTTDS.

2. Trường hợp phải gửi bản án, quyết địnhphúc thẩm cho một trong những người được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mà họlà người nước ngoài thì Toà án phải dịch bản án, quyết định đó sang tiếng nướcngoài, nếu điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viêncó quy định.

Trường hợp đương sự là người nước ngoài làcông dân của nước chưa ký kết điều ước quốc tế với Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam nhưng nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã áp dụng nguyêntắc có đi, có lại thì áp dụng nguyên tắc có đi, có lại.

Điều 21. Các mẫu văn bản tố tụng

1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này cácmẫu văn bản tố tụng sau đây:

1.1. Đơn kháng cáo (Mẫu số 01)

1.2. Giấy báo nhận đơn kháng cáo (Mẫu số02)

1.3. Thông báo về yêu cầu sửa đổi, bổ sungđơn kháng cáo (Mẫu số 03)

1.4. Thông báo về yêu cầu trình bày lý dokháng cáo quá hạn (Mẫu số 04)

1.5. Thông báo trả lại đơn kháng cáo (Mẫusố 05)

1.6. Quyết định chấp nhận việc kháng cáoquá hạn (Mẫu số 06)

1.7. Quyết định không chấp nhận việc khángcáo quá hạn (Mẫu số 07)

1.8. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phíphúc thẩm (Mẫu số 08)

1.9. Thông báo về việc kháng cáo (Mẫu số09)

1.10. Thông báo vềviệc sửa đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (Mẫu số 10)

1.11. Thông báo về việc rút kháng cáo(kháng nghị) (Mẫu số 11)

1.12. Thông báo vềviệc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm (Mẫu số 12)

1.13. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúcthẩm (Mẫu số 13)

1.14. Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúcthẩm vụ án dân sự (Mẫu số 14)

1.15. Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúcthẩm vụ án dân sự (Mẫu số 15)

1.16. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩmvụ án dân sự (Mẫu số 16)

1.17. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩmvụ án dân sự (Mẫu số 17)

1.18. Quyết định huỷ bản án sơ thẩm vàđình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu số 18)

1.19. Quyết định giải quyết việc khángcáo, kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) giải quyết vụ án(Mẫu số 19)

1.20. Biên bản phiên toà phúc thẩm (Mẫu số20)

1.21. Quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm(Mẫu số 21)

1.22. Bản án phúc thẩm (Mẫu số 22)

1.23. Thông báo sửa chữa, bổ sung bản ánphúc thẩm (Mẫu số 23)

2. Mẫu văn bản tố tụng ban hành kèm theoNghị quyết này chỉ hướng dẫn về nội dung để Toà án ban hành văn bản tố tụngtương ứng trong quá trình giải quyết vụ án. Khi ban hành các văn bản tố tụng cụthể, Toà án phải thực hiện đúng nội dung và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theoNghị quyết, thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06-5-2005 của Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ hướngdẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và Thông tư số 01/2011/TT-BNVngày 19-01-2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bảnhành chính.

3. Trong quá trình sử dụng mẫu văn bản tốtụng, nếu cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mẫu văn bản tố tụng mới thì báocáo cho Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caogiao cho Viện khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu, soạn thảo mẫuvăn bản tố tụng sửa đổi, bổ sung hoặc mẫu văn bản tố tụng mới trình Chánh án Toàán nhân dân tối cao ký ban hành.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đãđược Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 03-12-2012 và cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

Nghị quyết số05/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caohướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ ántại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn về các vấn đề đã đượchướng dẫn tại Nghị quyết này của Tòa án nhân dân tối cao ban hành trước ngày Nghị quyết này cóhiệu lực thi hành hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

2. Đối với những vụviệc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động mà Toà án đã thụ lý nhưngchưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thìáp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với bản án, quyếtđịnh của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lựcthi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác. 

 

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN

Trương Hòa Bình

 

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 2395

video

Lượt truy cập: 1388436 lần

Đang online: 7 người