Dân sự - HNGĐ - TM

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015.

7/21/2014 4:33:30 PM

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mới đáng chú ý sau: Không cấm kết hôn đồng giới

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức đượcthông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mớiđáng chú ý sau: 

 

Luậthôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mới đáng chú ý sau: 

Không cấm kết hôn đồng giới

Về hôn nhân đồng giới, luật HNGĐ 2000 quy định cấm kết hôn đồnggiới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt.

Nay, theo luật mới, từ 1-1-2015, Luật HNGĐ 2014 bỏ quy định “cấmkết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhậnhôn nhân giữa những người cùng giới tính-Khoản 2 Điều 8”. Như vậy những ngườiđồng giới tính vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khicó tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến nhỏ trong việc nhìnnhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hìnhxã hội hiện nay.

Nâng độ tuổi kết hôn

Nâng độtuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừabước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ 2000.

Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lênđối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vìnếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này làkhông thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộluật Dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thựchiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu chophép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạnchế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu lyhôn thì phải có người đại diện.

Chính chức cho phép mang thai hộ

Luật HNGĐ mới chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhânđạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả ngườinhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Tuy nhiên Luật lại chỉ cho phép ngườithân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng mới được mang thai hộ. Quy định nhưtrên vô hình chung sẽ làm hạn chế rất nhiều trường hợp không tìm được ngườimang thai hộ. Và nếu may mắn tìm được thì có thể người họ hàng đó không có đủđiều kiện giúp mang thai như quy định của Luật khi trong tình hình xã hội hiệnnay “bà con họ hàng” cũng… không có nhiều như ngày trước.

Tài sản của vợ chồng khi kết hôn

Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hônnhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng,thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luậthiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứngkhoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trongquá trình giải quyết tranh chấp.

Nay, Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể: việc thỏa thuận phải được lậpbằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận nàyvẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sựtranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng đượcyêu cầu giải quyết ly hôn.

Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyềnyêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ,người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ,chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủđược hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợgây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12tháng.

Áp dụng tập quán trong HNGĐ

Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hônnhân gia đình so với Luật năm 2000, đó là: chỉ được áp dụng tập quán trongtrường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưngkhông được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này. Quy địnhhiện hành chỉ quy định “Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu vềhôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thểhiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”.Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho tòa án khixét xử các vụ án về hôn nhân gia đình mà phải áp dụng các phong tục tập quán.

ĐL

 

 

Đóng góp ý kiến Bản in
Họ và tên
Nội dung hỏi
  Mã xác nhận: 3371

Các Tin đã đăng

video

Lượt truy cập: 1388466 lần

Đang online: 3 người