HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ “CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ”

12/11/2013 7:43:26 PM

NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ “CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN 
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 04/2012/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUYĐỊNH VỀ “CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔSUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căncứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định về “Chứng minh vàchứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổsung theo Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS);

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn thihành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ” nhằm đảm bảo thihành đúng và thống nhất các quy định của BLTTDS trong quá trình giải quyết vụviệc dân sự tại Tòa án.

Điều 2. Cung cấp chứng cứ

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của BLTTDS thì về nguyên tắcchung, cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợppháp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chứckhởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuynhiên, theo quy định tại Điều 79 của BLTTDS, khi có yêu cầu Toà án bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác đối vớimình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác, thì đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởikiện, yêu cầu có nghĩa vụ phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu củamình là có căn cứ và hợp pháp.

2. Việc cung cấp chứng cứ vàchứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được hướng dẫn tạikhoản 1 Điều này có thểđược thực hiện trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự.

3. Trong quá trình giải quyếtvụ việc dân sự, Toà án phải giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩavụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưara đủ chứng cứ, thì Toà án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tụcchung. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụviệc dân sự và nếu vụ việc dân sự được xét xử, giải quyết tại phiên toà, phiênhọp, thì Toà án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tạiphiên toà, phiên họp, kết quả của việc hỏi tại phiên toà, phiên họp, xem xétđầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định. Đương sựphải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.

4. Trong quá trình giải quyếtvụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ cơ sở để giảiquyết, thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tạikhoản 1 Điều 85 của BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Toàán cần phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung.

Ví dụ 1: Trong vụ án ly hôn,Toà án phải giải quyết yêu cầu nuôi con chưa thành niên. Nếu đương sự chưa nộpcho Toà án giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) của con chưa thànhniên, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự nộp bổ sung giấy khai sinh (hoặc bản saogiấy khai sinh) để làm căn cứ cho việc giao con cho người mẹ hay người chatrông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và quyết định mức cấp dưỡng nuôi con.

Ví dụ 2: Trong vụ án tranh chấpvề hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà theo đơn khởi kiện thì ngoài hợp đồng còn cóphụ lục hợp đồng, nhưng nguyên đơn mới nộp cho Toà án bản hợp đồng, thì Thẩmphán yêu cầu nguyên đơn nộp bổ sung bản phụ lục hợp đồng đó, để có cơ sở giảiquyết tranh chấp.

5. Trong quá trình giải quyếtvụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 củaBLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩmquyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý,thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan,tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp đượcchứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việckhông cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án làhọ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứngcứ.

Điều 3. Xác định chứng cứ quy định tại Điều 83 của BLTTDS

1. Theo quy định tại Điều81 của BLTTDS, thì một trong những điều kiện của chứng cứ là phải được đương sựvà cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thậpđược theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định; do đó, việc giao nộp chứng cứvà việc thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều luậttương ứng của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

2. Để được coi là chứng cứ quyđịnh tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồnchứng cứ cụ thể như sau:

a) Các tài liệu đọc được nộidung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc docơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốchoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

b) Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theovăn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tớiviệc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm,băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các vănbản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không đượccoi là chứng cứ.

Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giaothông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được mộtngười cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trườnghợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đạidiện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận củangười đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.

Ví dụ 2: Ông A cho ông B vaynăm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản,nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản,việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằngchứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiềnđó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này, cùng vớiviệc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liênquan tới việc thu âm đó.

c) Vật chứng phải là hiện vậtgốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không phải là hiện vật gốc hoặc khôngliên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.

d) Lời khai của đương sự, lờikhai của người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm,băng ghi hình, đĩa ghi hình và được xuất trình theo đúng thủ tục quy định tạikhoản 2 Điều 83 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lờitại phiên toà.

đ) Kết luận giám định, nếu việcgiám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của Luật Giám định tưpháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và hướng dẫn tại Điều 10 của Nghị quyết này.

e) Biên bản ghi kết quả thẩmđịnh tại chỗ, nếu việc thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục quyđịnh tại Điều 89 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 9 của Nghị quyết này.

g) Tập quán, nếu được cộng đồngnơi có tập quán đó thừa nhận.

Cộng đồng là tập thể nhữngngười cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinhhoạt xã hội tại nơi có tập quán.

Tập quán là thói quen đã thànhnếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộngđồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộngđồng.

Tập quán thương mại là thóiquen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miềnhoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xácđịnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;

Tập quán thương mại quốc tế làthông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được cáctổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;

Chỉ chấp nhận tập quán khôngtrái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tậpquán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụngquy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tậpquán.

Ví dụ: Trong một số đồng bàodân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền, còncác con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Trongvụ tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tậpquán đó để bác bỏ quyền thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán nàykhông được chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cầnvận động xoá bỏ theo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập quán lạc hậuvề hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận độngxoá bỏ” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chínhphủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểusố.

h) Kết quả định giá tài sản,thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủtục quy định tại Điều 92 của BLTTDS.

3. Đươngsự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoàiphải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.Trong trường hợp đương sự chưa dịch chứng cứ đó sang tiếng Việt hoặc đã dịchsang tiếng Việt nhưng bản dịch chưa được công chứng, chứng thực hợp pháp, thìToà án không nhận chứng cứ đó. Toà án giải thích cho đương sự biết là họ phảitiến hành việc dịch chứng cứ sang tiếng Việt và làm thủ tục công chứng, chứngthực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

Điều 4. Giao nhận chứng cứ

1. Theo quy định tại Điều166 và Điều 312 của BLTTDS, người khởi kiện vụ án hoặc người yêu cầu Toà ángiải quyết việc dân sự gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèmtheo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự bằng các phương thứcnộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện. Việc giao nhận chứngcứ trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp người khởikiện, người yêu cầu giao nộp trực tiếp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và chứng cứkèm theo tại Toà án, thì cán bộ bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Toà án đượcChánh án Toà án phân công nhận đơn chịu trách nhiệm nhận đơn và chứng cứ kèmtheo đó. Cán bộ Toà án phải ghi việc nhận đơn và chứng cứ kèm theo vào sổ nhậnđơn, đồng thời, phải tiến hành lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS.

b) Trong trường hợp người khởikiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo chứng cứ qua bưuđiện, thì cán bộ Toà án phải ghi vào sổ nhận đơn, đối chiếu chứng cứ theo danhmục chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện hoặc ghi trong đơn khởi kiện để ghi vàosổ nhận đơn chứng cứ đó; nếu thấy chứng cứ nào còn thiếu hoặc không đầy đủ sovới danh mục thì phải thông báo ngay cho họ biết để họ giao nộp bổ sung.

2. Sau khi Toà án thụ lý vụ việcdân sự, nếu đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án, thì Thẩm phán được Chánh ánToà án phân công giải quyết vụ việc dân sự hoặc Thư ký Toà án hoặc cán bộ củaToà án được Chánh án phân công thực hiện việc giao nhận chứng cứ do đương sựgiao nộp theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

3. Trong trường hợp đương sựgiao nộp chứng cứ tại phiên toà, phiên họp, thì Thư ký Toà án thực hiện việcgiao nhận chứng cứ. Nếu việc giao nhận chứng cứ trước khi mở phiên toà, phiênhọp, thì Thư ký Toà án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS. Nếu việc giao nhận chứng cứ trong quátrình xét xử hoặc trong quá trình phiên họp, thì ghi vào biên bản phiên toà,biên bản phiên họp.

4. Biên bản về việc giao nhậnchứng cứ phải được người có thẩm quyền của Toà án theo quy định của pháp luậttố tụng dân sự hoặc theo hướng dẫn trong Nghị quyết này ký tên, xác nhận vàđóng dấu của Toà án.

Điều 5. Thu thập chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 85 của BLTTDS

Tòa án chỉ có thể tiến hành mộthoặc một số biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 Điều85 của BLTTDS để thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS cóquy định. Việc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải tuân thủ quy định tạiđiều luật cụ thể của BLTTDS về biện pháp đó và hướng dẫn của Nghị quyết này.

Ví dụ 1: Thẩm phán chỉ có thểlấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai, hoặc nội dung bản khaichưa đầy đủ, rõ ràng, hoặc đương sự không thể tự viết được quy định tại Điều 86của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.

Ví dụ 2: Thẩm phán tiến hànhđối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặcgiữa những người làm chứng với nhau nếu đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấycó sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng quy định tạiĐiều 88 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này.

Điều 6. Lấy lời khai của đương sự quy định tại Điều 86 của BLTTDS

1. Khi đương sự chưa có bảnkhai hoặc nội dung của bản khai chưa đầy đủ, thì Thẩm phán yêu cầu đương sựphải tự viết bản khai hoặc bản khai bổ sung và ký tên của mình. Chỉ trongtrường hợp đương sự không thể tự viết được, thì Thẩm phán tự mình hoặc Thư kýToà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Biên bản ghi lời khai củađương sự phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 86 của BLTTDS.

2. Việc lấy lời khai của đươngsự phải do Thẩm phán tiến hành. Thư ký Toà án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lờikhai của đương sự vào biên bản. Trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngạikhách quan, thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khainếu đương sự đồng ý. Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của Thẩm phán. Việc lấy lời khai của đương sự đượcthực hiện tại trụ sở Toàán. Chỉ trong những trường hợp đương sự không thể đến Toà án được vì những lýdo khách quan, chính đáng (đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, bị ốmđau, bệnh tật,…), thì có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.

Việc lấy lời khai của đương sựngoài trụ sở Toà án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định đối vớicán bộ, công chức của ngành Toà án nhân dân và bảo đảm khách quan (ví dụ: lấylời khai của đương sự đang bị tạm giam phải được thực hiện tại Trại tạm giamtheo bố trí của Ban Giám thị Trại tạm giam; lấy lời khai của đương sự bị ốm đaunhưng không đi điều trị tại cơ sở y tế phải được thực hiện tại nơi họ đang điềutrị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người chứng kiến…).

3. Đối với đương sự quy địnhtại khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của BLTTDS, thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thựchiện. Trong trường hợp lấy lời khai của họ thì phải có mặt người đại diện hợppháp của họ và người đại diện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xácnhận vào biên bản ghi lời khai.

Điều 7. Lấy lời khai của người làm chứng quy định tại Điều 87 củaBLTTDS

1. Khi đương sự có yêu cầu bằngvăn bản lấy lời khai của người làm chứng, thì Toà án tiến hành lấy lời khai củangười làm chứng đó. Khi xét thấy cần thiết, tuy đương sự không có yêu cầu, Thẩmphán có thể tiến hành lấy lời khai của người làm chứng. Được coi là “cần thiết”nếu việc lấy lời khai của người làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việcdân sự được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật.

2. Thẩm phán tiến hành lấy lờikhai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án và đượcthực hiện như việc lấy lời khai của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 86 củaBLTTDS và hướng dẫn tại Điều 6 củaNghị quyết này.

Điều 8. Đối chất quy định tại Điều 88 của BLTTDS

1. Khi đương sự có yêu cầu hoặckhi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng,Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự vớingười làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau theo thứ tự hợp lý(tùy từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc đểtừng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự).

2. Thẩm phán tự mình hoặc Thưký Toà án ghi biên bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những người thamgia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Toà án ghi biên bản đối chấtvà đóng dấu của Toà án.

Điều 9. Xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại Điều 89 của BLTTDS

1. Khi đương sự có yêu cầu hoặckhi xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyếtđúng vụ án, thì Thẩmphán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.

2. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải có các nội dungchính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh và tên Toà án ra quyết định;

b) Đối tượng và những vấn đềcần xem xét, thẩm định tại chỗ;

c) Thời gian, địa điểm tiếnhành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

3. Quyết định xem xét, thẩmđịnh tại chỗ phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơicó đối tượng cần xem xét, thẩm định kèm theo văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dânhoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vàongày, giờ đã định trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu chưa có đạidiện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải liên hệ đểhọ có mặt. Trong trường hợp vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan,tổ chức, thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

4. Quyết định xem xét, thẩmđịnh tại chỗ phải được giao hoặc gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việcxem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, nếu có đương sự vắng mặt thì việc xemxét, thẩm định tại chỗ vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.

5. Thẩm phán tự mình hoặc Thưký Toà án ghi biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản phải làm đúng quyđịnh tại khoản 2 Điều 89 của BLTTDS.

6. Nếu có người nào cản trở Toàán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diệncủa Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịpthời để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết,Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công annhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, theo quy định tạiThông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạtđộng hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Côngan nhân dân.

7. Trường hợp đã thực hiện đầyđủ các biện pháp được hướng dẫn tại khoản 6 Điều này mà vẫn không tiến hànhđược, thì Thẩm phán lập biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩmđịnh tại chỗ để lưu vào hồ sơ vụ án. Biên bản về việc đương sự cản trở việc xemxét, thẩm định tại chỗ, đồng thời, phải được gửi cho cơ quan có thẩm quyền xemxét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi hành công vụ của đương sự.

Điều 10. Trưng cầu giám định quy định tại Điều 90 của BLTTDS

1. Sự thoả thuận lựa chọn hoặcyêu cầu Toà án trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làmbằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghilời khai, biên bản đối chất).

2. Thẩm phán phải căn cứ vàoĐiều 90 của BLTTDS, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan để ban hành quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giámđịnh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh và tên Toà án ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của tổ chứcgiám định nếu Toà án trưng cầu tổ chức giám định tư pháp hoặc họ, tên, địa chỉcủa giám định viên được trưng cầu giám định nếu Toà án trưng cầu người đó tiếnhành giám định;

c) Nguồn gốc và đặc điểm củađối tượng giám định;

d) Tên các tài liệu có liênquan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;

đ) Những vấn đề cần giám định;

e) Các yêu cầu cụ thể cần cókết luận giám định;

g) Thời hạn trả kết luận giámđịnh.

3. Quyết định trưng cầu giám địnhphải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định tư pháp, giám định viên.

Điều 11. Uỷ thác thu thập chứng cứ quy định tại Điều 93 của BLTTDS

1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêucầu ủy thác thu thập chứng cứ, thì Tòa án đang thụ lý, giải quyết vụ việc dânsự lập hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ và gửi tới Tòa án, cơ quan có thẩm quyềnđược ủy thác thu thập chứng cứ. Căn cứ nội dung yêu cầu thực hiện ủy thác, Tòaán, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác xem xét, quyết định thực hiện yêu cầu ủythác.

2. Hồ sơ ủy thác thu thập chứngcứ phải có các văn bản sau đây:

a) Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quyđịnh tại khoản 2 Điều 93 của BLTTDS và theo Mẫu số 05 ban hành kèm theoNghị quyết này;

b) Bản sao các tài liệu,chứng cứ liên quan đến việc ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có). Bảnsao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhận của Thẩm phán và đóng dấuTòa án.

3. Thủ tục ủy thác thu thậpchứng cứ và thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ được thực hiện như sau:

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủythác thu thập chứng cứ, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thậpchứng cứ phải vào sổ thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ và tiến hành biện phápthu thập chứng cứ đó theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

Trong quá trình thực hiện ủythác thu thập chứng cứ mà có nội dung yêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thìTòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêucầu Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ bổ sung hoặc làm rõ nội dung đó. Trongthời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan cóthẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án ủy thác thu thập chứng cứphải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ.

Trường hợp Tòa án ủy thác thuthập chứng cứ không trả lời và xét thấy những nội dung yêu cầu không được làmrõ hay bổ sung cho nên việc thực hiện ủy thác sẽ không thực hiện được, thì Tòaán, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi trả lại hồ sơ ủythác thu thập chứng cứ cho Tòa án ủy thác và nêu rõ lý do không thực hiện đượcviệc ủy thác đó.

4. Trong thời hạn ba ngày làmviệc, kể từ ngày thực hiện xong ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc hết thời hạnquy định tại khoản 3 Điều 93 BLTTDS, Tòa án, cơ quan thực hiện ủy thác thu thậpchứng cứ gửi kết quả thực hiện ủy thác cho Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ.

5. Trường hợp ủy thác việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ởngoài lãnh thổ Việt Nam, thì Tòa án thực hiện việc ủy thác theo quy định củaLuật Tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày15-9-2011 củaBộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp vàcác quy định pháp luật có liên quan.

Điều 12. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ quyđịnh tại Điều 94 của BLTTDS

1. Chỉ trong trường hợp đươngsự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ (đã sử dụng mọi cáchthức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý,lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan,tổ chức cung cấp), thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thậpchứng cứ.

2. Đơn yêu cầu Toà án tiến hànhthu thập chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ phải cócác nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Toà án mà đương sự yêucầu tiến hành thu thập chứng cứ;

c) Tên, địa chỉ của người cóyêu cầu Toà án thu thập chứng cứ;

d) Vấn đề cụ thể cần chứngminh;

đ) Chứng cứ cụ thể cần thuthập;

e) Lý do vì sao tự mình khôngthu thập được chứng cứ đó;

g) Họ, tên, địa chỉ của cánhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thuthập đó.

3. Khi xét thấy yêu cầu Toà án tiếnhành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết địnhyêu cầu cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nộidung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh và tên Toà án ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của người yêucầu cung cấp chứng cứ;

c) Lý do của việc yêu cầu cánhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;

d) Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ;

đ) Chứng cứ cụ thể cần đượccung cấp cho Toà án;

e) Thời hạn thực hiện việc cungcấp chứng cứ. Trường hợp không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của Tòa ánthì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết và nêu rõ lý do;

g) Hậu quả pháp lý của việckhông cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án được quy địnhtại khoản 2 Điều 94 của BLTTDS.

4. Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thểtrực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp chomình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Tòa án vàquyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý,lưu giữ chứng cứ có yêu cầu thì người trực tiếp yêu cầu cung cấp chứng cứ phảixuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán hoặc Thẻ công chức hoặc một loại giấy tờtuỳ thân khác.

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữchứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ, thì lập biên bản về việcgiao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS, trừ việc đóngdấu của Tòa án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ códấu, thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấuxác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chốiviệc giao nộp chứng cứ, thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từchối đó.

Trong trường hợp cá nhân, cơquan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộpchứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịpthời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn được ghi trong quyết định(trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định).

Trong trường hợp cá nhân, cơquan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp khôngđầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạmcó thể bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 385 BLTTDS quy định về biệnpháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ củangười tiến hành tố tụng; Điều 389 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý cá nhân,cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứcho Tòa án,…).

5. Trong trường hợp Tòa ánkhông trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cungcấp cho mình chứng cứ, thì Tòa án chỉ cần gửi quyết định yêu cầu cung cấp chứngcứ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà mình có yêu cầu cung cấp chứng cứ.

6. Trường hợp Viện kiểm sát thuthập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấpchứng cứ (cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng) chỉ được Tòa án chấp nhận nếuviệc thu thập chứng cứ đó được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS và hướngdẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyềnkháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Điều 13. Giao nhận và thu thập chứng cứ trong giai đoạn phúc thẩmvụ việc dân sự

1. Trong trường hợp khi đươngsự kháng cáo có gửi kèm theo đơn kháng cáo chứng cứ bổ sung cho Toà án cấp sơthẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 244 và các điều tương ứng vềphúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS, thì Toà án cấp sơ thẩmcó trách nhiệm nhận đơn kháng cáo và chứng cứ bổ sung đó. Việc giao nhận chứngcứ bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 của Nghịquyết này. Biên bản giao nhận chứng cứ bổ sung và chứng cứ đó phải được gửi kèmhồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 và cácđiều tương ứng về phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS.

2. Trong trường hợp đương sựkháng cáo có gửi kèm theo đơn kháng cáo chứng cứ bổ sung cho Toà án cấp phúcthẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm thực hiện việc giao nhận chứng cứ đó theo hướng dẫn tại các khoản 1 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này. Tòa án cấpphúc thẩm chuyển đơn kháng cáo, biên bản giao nhận chứng cứ bổ sung và chứng cứbổ sung đó cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết. Tòa áncấp sơ thẩm gửi kèm theo hồ sơ vụ việc dân sự các chứng cứ bổ sung cho Toà áncấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 và các điều tương ứng về phúc thẩmquyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS.

3. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm, nếucó đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án cấp phúc thẩm, thì việc giao nhậnchứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này.

Nếu đương sự giao nộp chứng cứtại phiên toà, phiên họp phúc thẩm, thì việc giao nhận chứng cứ được thực hiệntheo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này.

4. Trong trường hợp Toà án cấpphúc thẩm có tiến hành thu thập chứng cứ thì việc thu thập chứng cứ được thựchiện theo hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này.

Điều 14. Giao nhận chứng cứ trong giai đoạn xem xét lại bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Sau khi bản án, quyết địnhcủa Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự yêu cầu người có thẩm quyền xemxét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và nộp chứngcứ bổ sung thì việc giao nhận chứng cứ được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thuộc thẩm quyềnkháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì Thẩm tra viên Phòng giámđốc kiểm tra Toà án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc giao nhậnchứng cứ.

Thẩm tra viên lập biên bản giaonhận chứng cứ và Trưởng phòng giám đốc kiểm tra xác nhận, ký tên, đóng dấu Toàán.

b) Trường hợp thuộc thẩm quyềnkháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, nếu đương sự nộp chứng cứ bổsung tại Phòng tiếp dân Toà án nhân dân tối cao, thì cán bộ Phòng tiếp dân lậpbiên bản giao nhận chứng cứ và Trưởng phòng tiếp dân xác nhận, ký tên, đóng dấuToà án; nếu đương sự nộp chứng cứ bổ sung cho Thẩm tra viên Toà dân sự, Toàkinh tế, Toà lao động được phân công tiếp đương sự, thì Thẩm tra viên lập biênbản giao nhận chứng cứ và Chánh toà hoặc Phó Chánh toà Toà chuyên trách tươngứng được Chánh toà uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu Toà án.

2. Sau khi bản án, quyết định củaTòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giao nộp chứng cứ tại Viện kiểm sát nhândân được thực hiện theo quy định chung của pháp luật tố tụng và hướng dẫn củaViện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng phải được đóng dấu Viện kiểm sát.

Điều 15. Các mẫu văn bản tố tụng liên quan đếnchứng minh và chứng cứ

Ban hành kèm theo Nghị quyếtnày các mẫu văn bản tố tụng sau đây:

1. Biên bản giao nhận chứng cứ(Mẫu số 01);

2. Quyết định xem xét, thẩmđịnh tại chỗ (Mẫu số 02);

3. Quyết định trưng cầu giámđịnh (Mẫu số 03);

4. Quyết định yêu cầu cung cấpchứng cứ (Mẫu số 04);

5. Quyết định uỷ thác thu thậpchứng cứ (Mẫu số 05);

6. Quyết định đối chất (Mẫu số06).

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hộiđồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 03-12-2012 và có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 01-7-2013.

Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTPngày 17-9-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thihành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ” vàhướng dẫn về các vấn đề đã được hướng dẫn tại Nghị quyết này của Tòa án nhândân tối cao ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, hết hiệulực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

2. Đối với những vụ việc dânsự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xétxử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụnghướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với bản án, quyết định củaToà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hànhthì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; (để giám sát)
- Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; 
(để giám sát)
- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; 
(để giám sát)
- Văn phòng Trung ương Đảng; 
(để báo cáo)
- Văn phòng Chủ tịch nước; 
(để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (để phối hợp)
- Bộ Tư pháp; (để phối hợp)
- Thanh tra Chính phủ; (để phối hợp)
- Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (để phối hợp)
- Toà án nhân dân các cấp; 
(để thực hiện)
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC; 
(để thực hiện)
- Trang thông tin điện tử TANDTC (để đăng);
- Lưu: VT VP, VT Viện KHXX TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Trương Hòa Bình

 

Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHỨNG CỨ

Hôm nay, ngày.........tháng........năm......................................................................

Tại:...........................................................................................................................

Người giao nộp chứng cứ:..................................................................................(1)

Là:……………….….. (2) trong vụ ánvề………………………………………...........(3)

Người nhận chứngcứ:........................................................................................ (4)

Đã tiến hành việc giao nhậnchứng cứ sau đây:................................................. (5)

.………………………………………………………....................................................

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Biên bản này được lập thành haibản, một bản giao cho người giao nộp chứng cứ và một bản lưu hồ sơ vụ án.

 

NGƯỜI GIAO NỘP CHỨNG CỨ

(Họ và tên)

NGƯỜI NHẬN CHỨNG CỨ

(Họ và tên)

 

Xác nhận của............ (6)

(Người xác nhận ký tên và đóngdấu)

(Họ và tên người xác nhận)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:

(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công táccủa người giao chứng cứ.

(2) Nếu là đương sự thì ghi địavị pháp lý của người giao nộp chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đạidiện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp chứng cứ thì ghi “là người đượcyêu cầu giao nộp chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức đượcyêu cầu giao nộp chứng cứ”.

(3) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan, công táccủa người nhận chứng cứ.

(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức,nội dung, đặc điểm của từng chứng cứ; số bản, số trang của từng chứng cứ.

(6) Nếu Toà án hoặc cơ quan, tổ chức nào xác nhận thì ghi tên Toàán hoặc cơ quan, tổ chức đó.

 

Mẫu số 02 (Banhành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:....../....../QĐ-TĐTC (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ

TÒA ÁN NHÂN DÂN........................................................................

Căn cứ vào Điều 85 và Điều 89của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét văn bản yêu cầuxem xét, thẩm định tại chỗ của...............................................................................................................................(3)

là.......................................................(4) , trong vụ án..........................................(5)

Xét thấy việc xem xét, thẩmđịnh tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Xem xét, thẩm định tại chỗđối với:..................................................................(6)

...................................................................................................................................

2. Việc xem xét, thẩm định tạichỗ được tiến hành vào hồi ..... giờ.........phút ngày .............tháng................năm ..............tại....................................................

..............................................................................................................................(7)

 


Nơi nhận:
- Ghi cụ thể Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ; các đương sự;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN .........................

THẨM PHÁN

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân raquyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cầnghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào(ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (vídụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứhai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2012/QĐ-TĐTC).

(3) Ghi đầy đủ tên và địa chỉcủa người làm đơn yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ.

(4) Ghi địa vị pháp lý củangười làm đơn trong vụ án.

(5) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(6) Ghi đối tượng và những vấnđề cần xem xét, thẩm định tại chỗ.

(7) Ghi cụ thể địa điểm tiếnhành xem xét, thẩm định tại chỗ.

 

Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số......../....../QĐ-TCGĐ (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (3)

TÒA ÁN NHÂN DÂN..........................................................................

Căn cứ vào Điều 90 của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật Giám định tư pháp;

Sau khi xem xét sự thoả thuậnlựa chọn (hoặc đơn yêu cầu) trưng cầu giám địnhcủa......................................................................(4) là.................................................(5); trong vụán...............................................................................................................................................(6)

Sau khi xem xét các tài liệu liên quan đến yêu cầu trưng cầu giámđịnh đối với.....................................................................................................................................................(7)

Xét thấy (ghi nguồn gốc và đặcđiểm của đối tượng cần giám định);

Việc đương sự lựa chọn (hoặcyêu cầu) trưng cầu giám định là có căn cứ và việc trưng cầu giám định là cầnthiết cho việc giải quyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Trưng cầu...........................................................................................................(8)

Thực hiện giám định: (ghi cụthể những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giámđịnh).

2. Các tài liệu có liên quanhoặc mẫu so sánh gửi kèm theo bao gồm:

.................................................................................................................................(9)

3. Thời hạn trả kết luận giámđịnh........................................................................(10)

 

Nơi nhận:
- Ghi cụ thể Tổ chức giám định tư pháp; giám định viên; các đương sự thoả thuận, yêu cầu giám định tư pháp;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN.........................

THẨM PHÁN

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân raquyết định trưng cầu giám định; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõToà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (vídụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ:Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối caothì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phốHồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứhai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-TCGĐ).

(3) Nếu trưng cầu giám định bổsung hoặc giám định lại thì sau hai chữ “giám định” trong quyết định ghi thêmhai chữ “bổ sung” hoặc chữ “lại”.

(4) Ghi đầy đủ tên và địa chỉcủa những người thoả thuận hoặc của người làm đơn yêu cầu trưng cầu giám định.

(5) Ghi địa vị pháp lý củanhững người thoả thuận hoặc của người làm đơn trong vụ án.

(6) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(7) Ghi đối tượng cần giám định(ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đốivới chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án).

(8) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ củatổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưngcầu giám định.

(9) Ghi tên các tài liệu cóliên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu (nếu có).

(10) Ghi thời hạn tổ chức giámđịnh tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luậngiám định cho Toà án.

 

Mẫu số 04 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:....../....../QĐ-CCCC (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

YÊU CẦU CUNG CẤP CHỨNG CỨ

TÒA ÁN NHÂN DÂN.........................................................................

Căn cứ vào Điều 94 của Bộ luậttố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu Toàán tiến hành thu thập chứng cứ của.......................................................................................................................................(3)là.............................................(4);trong vụ án ……………….................................(5)

Đối với..................................................................................................................(6)

là người (hoặc cơ quan, tổchức) đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó;

Sau khi xem xét các tài liệu,chứng cứ liên quan đến yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự;

Xét thấy yêu cầu của đương sựlà có căn cứ và việc yêu cầu cung cấp chứng cứ là cần thiết cho việc giải quyếtvụ án (hoặc việc dân sự);

QUYẾT ĐỊNH:

1. Yêucầu:............................................................................................................(7)

cung cấp cho Toà án chứngcứ:...........................................................................(8)

2. Trong thời hạn 15 ngày, kểtừ ngày nhận được Quyết định này yêu cầu..................................................................(9) cung cấp cho Toà án chứng cứ nêu trên.

Trong trường hợp không cung cấpđược chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết, trong đó ghi rõlý do của việc không cung cấp được chứng cứ.

 

Nơi nhận:
- Ghi cụ thể cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ; đương sự có đơn yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN ..........................

THẨM PHÁN

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân raquyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cầnghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào(ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ:Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối caothì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phốHồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứhai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-CCCC).

(3) Ghi đầy đủ tên và địa chỉcủa người làm đơn yêu cầu.

(4) Ghi địa vị pháp lý củangười làm đơn yêu cầu.

(5) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(6) Ghi đầy đủ họ và tên, địachỉ của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cungcấp chứng cứ.

(7) và (9) Chỉ cần ghi họ vàtên của cá nhân hoặc tên của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp chứngcứ.

(8) Ghi cụ thể chứng cứ mà Toàán yêu cầu cung cấp.

 

Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03tháng 12 năm 2012củaHội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:....../....../QĐ-UTTA (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

UỶ THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ

TÒA ÁN NHÂN DÂN.........................................................................

Căn cứ vào Điều 93 của Bộ luậttố tụng dân sự;

Trong vụ án tranh chấpvề:....................................................................................(3)

Giữa:

Nguyênđơn:...........................................................................................................(4)

Bịđơn:....................................................................................................................(5)

Xét thấy việc uỷ thác thu thập chứng cứ là cần thiết cho việc giảiquyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Uỷ tháccho.................................................................(6) tiến hành biện pháp thu thậpchứngcứ:...................................................................................................................(7)

2. Yêu cầu........................................................................ (8) thực hiện công việc được uỷ thác nêutrên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này và thôngbáo kết quả bằng văn bản kèm theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được choToà án đã ra quyết định uỷ thác.

Trong trường hợp không thựchiện được việc uỷ thác, thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việckhông thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác biết.

 

Nơi nhận:
- Ghi cụ thể TAND hoặc cơ quan có thẩm quyền khác được uỷ thác;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN.....................

THẨM PHÁN

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân raquyết định uỷ thác thu thập chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cầnghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào(ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (vídụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứhai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-UTTA).

(3) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(4) Ghi tên và địa chỉ củanguyên đơn trong vụ án.

(5) Ghi tên và địa chỉ của bịđơn trong vụ án.

(6) và (8) Ghi tên Toà án nhândân hoặc cơ quan có thẩm quyền khác được uỷ thác thu thập chứng cứ như hướngdẫn tại mục (1) hướng dẫn sử dụng Mẫu số 05 này.

(7) Ghi cụ thể biện pháp thuthập chứng cứ và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ.

 

Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dântối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:....../....../QĐ-ĐC (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐỐI CHẤT

TÒA ÁN NHÂN DÂN..................................................................

Căn cứ vào Điều 85 và Điều 88của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét văn bản yêu cầuđối chất của .........(3) là ........(4), trong vụ án…………………………………………………………………………………………………..(5)

Xét thấy việc đối chất là cầnthiết cho việc giải quyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tiến hành đối chấtgiữa:…............................................(6)....................................

2. Việc đối chất được bắt đầutiến hành vào hồi ..... giờ.........phút ngày .............tháng................năm ..............tại..............................................................................(7)

 

Nơi nhận:
- Ghi cụ thể cá nhân, cơ quan, tổ chức Liên quan đến yêu cầu đối chất; đương sự có đơn yêu cầu Toà án tiến hành đối chất;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN.............................

THẨM PHÁN

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân raquyết định đối chất; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà ánnhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toàán nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhândân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi:Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ ChíMinh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứhai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2012/QĐ-TĐTC).

(3) (4) Ghi đầy đủ tên, địachỉ, địa vị pháp lý của người làm đơn yêu cầu đối chất.

(5) Ghi đúng như ghi trích yếuvề vụ án mà Toà án đang giải quyết.

Tòa án chỉ ghi mục (3) (4) (5)khi có yêu cầu của đương sự về việc đối chất.

(6) Ghi đầy đủ họ tên, địa vịpháp lý của những người được Tòa án yêu cầu đối chất. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Alà bị đơn đối chất với bà Nguyễn Thị B là người làm chứng….

(7) Ghi cụ thể ngày, giờ, địađiểm tiến hành đối chất.