HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ NHẤT “NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG”

12/11/2013 7:41:01 PM

NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ NHẤT “NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN 
TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 03/2012/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ NHẤT “NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LUẬT SỬA ĐỔI,BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨMPHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

Để thi hành đúng và thống nhất Phần thứnhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sungtheo Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viếttắt là BLTTDS);

Sau khi có ý kiến thống nhất của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một sốquy định chung nhằm bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Phần thứ nhất “Nhữngquy định chung” của BLTTDS.

Điều 2. Vềnhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự

1. Căn cứ vào Luật Tổchức Tòa án nhân dân và Chương III Phần thứ nhất của BLTTDS, nhiệm vụ, quyềnhạn của Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động Tòa án nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trong tố tụng dân sự được thực hiện như sau:

a)Tòa dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu vềdân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các điều 25, 26, 27 và 28 của BLTTDS;

b) Toà kinh tế cónhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh,thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS; các tranh chấp về kinhdoanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều cómục đích lợi nhuận;

c) Toà lao động cónhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về lao động quyđịnh tại Điều 31 và Điều 32 của BLTTDS;

d) Trong trường hợpcăn cứ vào hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà khó xác địnhđược tranh chấp hoặc yêu cầu đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Toà chuyên tráchnào, thì Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyếtđịnh phân công cho một Toà chuyên trách giải quyết theo thủ tục chung. Trườnghợp sau khi thụ lý vụ việc dân sự mới phát hiện được vụ việc dân sự thuộc nhiệmvụ, quyền hạn của Toà chuyên trách khác, thì Toà chuyên trách đã thụ lý tiếptục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung, nhưng cần ghi số, ký hiệu vàtrích yếu trong bản án, quyết định theo đúng hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.

2.Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm,tái thẩm những vụ việc tương ứng được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mà bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.

Điều 3. Vềcách ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án, quyết định dân sự

Ngoài việc ghi số vànăm ban hành bản án, quyết định thì ký hiệu và trích yếu trong bản án, quyếtđịnh giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động được ghi như sau:

1. Đối với bản án, quyếtđịnh giải quyết tranh chấp về dân sự

a) Về việc ghi ký hiệu:

- Đối với bản án sơ thẩm, thì ghi ký hiệu:DS-ST

Ví dụ: Số: 20/2013/DS-ST

- Đối với bản án phúc thẩm, thì ghi kýhiệu: DS-PT

Ví dụ: Số: 10/2013/DS-PT

- Đối với quyết định giám đốc thẩm, thì ghiký hiệu: DS-GĐT

Ví dụ: Số: 05/2013/DS-GĐT

- Đối với quyết định tái thẩm, thì ghi kýhiệu: DS-TT

Ví dụ: Số: 01/2013/DS-TT

b) Về việc ghi trích yếu:

- Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lýgiải quyết được quy định tại khoản nào tương ứng của Điều 25 của BLTTDS, để ghivào phần trích yếu của bản án, quyết định.

Ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giảiquyết là tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch ViệtNam được quy định tại khoản 1 Điều 25 củaBLTTDS thì ghi: “V/v tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam”.

- Trong trường hợp tại khoản tương ứng củaĐiều 25 của BLTTDS quy định nhóm tranh chấp thì cần ghi cụ thể tranh chấp đượcgiải quyết.

Ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giảiquyết là tranh chấp về hợp đồng dân sự được quy định tương ứng tại khoản 3 Điều25 của BLTTDS, thì cần ghi cụ thể tranh chấp về hợp đồng dân sự gì; nếu là hợpđồng thuê nhà ở thì ghi: “V/v tranh chấp về hợp đồng dân sự thuê nhà ở”; nếu làhợp đồng vận chuyển hành khách thì ghi: “V/v tranh chấp về hợp đồng dân sự vậnchuyển hành khách”.

2. Đối với quyết định giải quyết việc dânsự

a) Về việc ghi ký hiệu:

- Đối với quyết định sơ thẩm, thì ghi kýhiệu: QĐDS-ST

Ví dụ: Số: 01/2013/QĐDS-ST

- Đối với quyết định phúc thẩm, thì ghi kýhiệu: QĐDS-PT

Ví dụ: Số: 10/2013/QĐDS-PT

- Đối với quyết định giám đốc thẩm, thìghi ký hiệu: QĐDS-GĐT

Ví dụ: Số: 15/2013/QĐDS-GĐT

- Đối với quyết định tái thẩm, thì ghi kýhiệu: QĐDS-TT

Ví dụ: Số: 10/2013/QĐDS-TT.

b) Về việc ghi trích yếu:

Cần xác định yêu cầu cụ thể mà Tòa án thụlý giải quyết được quy định tại khoản nào tương ứng của Điều 26 của BLTTDS, đểghi vào phần trích yếu của quyết định.

Ví dụ: Yêu cầu mà Tòa án thụ lý giải quyếtlà yêu cầu tuyên bố một người mất tích được quy định tương ứng tại khoản 3 Điều26 của BLTTDS, thì ghi: “V/v yêu cầu tuyên bố một người mất tích”.

3. Đối với bản án,quyết định giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động, thì việc ghi ký hiệu và trích yếu được thựchiện tương tự như việc ghi ký hiệu và trích yếu đối với bản án, quyết định giảiquyết các tranh chấp và các yêu cầu về dân sự, nhưng thay ký hiệu “DS” bằng kýhiệu tranh chấp hoặc yêu cầu tương ứng: “HNGĐ”; “KDTM”; “LĐ”.

Ví dụ:

- Đối với bản án sơ thẩm giải quyết tranhchấp về kinh doanh thương mại thì ghi: Số: 09/2013/KDTM-ST.

- Đối với quyết định sơ thẩm giải quyếtyêu cầu về lao động thì ghi: Số: 10/2013/QĐLĐ-ST.

Điều 4. Vềquy định tại khoản 9 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của BLTTDS

1. Trường hợp người yêu cầu công chứng,người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật công chứng tranh chấp với nhau về việc tuyênbố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của BLTTDS.

2. Trường hợp ngườiyêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằngviệc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vôhiệu theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS.

Điều 5. Vềquy định tại khoản 10 Điều 25 và khoản 7 Điều 26 của BLTTDS

1. Đối với tài sản bị cưỡng chế để thihành án nhưng có tranh chấp về quyền sở hữu thì đương sự, người có tranh chấp(quy định tại Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự) có quyền khởi kiện vụ ántranh chấp liên quan đến tài sảnbị cưỡng chế để thi hành án quy định tại khoản 10 Điều 25 BLTTDS đểyêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu, phân chia tài sản chung.

Ví dụ 1: Theo bản án của Tòa án thì A phảitrả B 500 triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành ánthông báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của A. C và Dcho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của A, C và D nên khởi kiện yêu cầuTòa án xác định phần sở hữu của C và D trong khối tài sản chung của A, C và D.Trong trường hợp này Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của LuậtThi hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theothủ tục chung.

Ví dụ 2: Theo bản án của Tòa án thì A phảitrả B 500 triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành ánđã cưỡng chế quyền sử dụng đất mang tên A để thi hành án. C cho rằng quyền sửdụng đất là tài sản riêng của mình nhờ A đứng tên hộ nên khởi kiện yêu cầu Tòaán xác định đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp này, Tòa áncăn cứ vào quy định tại Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự, khoản 10 Điều 25của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

2. Yêu cầu xácđịnh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hànhán theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự) thuộc thẩm quyền củaTòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của BLTTDS, cụ thể như sau:

a) Có căn cứ cho rằng đó là tài sản thuộcsở hữu của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định quyền sở hữu của ngườiphải thi hành án để bảo đảm thi hành án;

b) Có căn cứ cho rằng đó là tài sản chung,trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định phần sở hữucủa người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án;

c) Có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đấtcủa người phải thi hành án, thì yêu cầu xác định quyền sử dụng đất của người đóđể bảo đảm thi hành án;

d) Có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất làtài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu xác địnhphần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thihành án.

Ví dụ: Theo bản án của Tòa án thì A phảitrả B 500 triệu đồng nhưng do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thihành án thông báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của Anhưng A cho rằng quyền sử dụng đất này là tài sản chung của A và C. Do A và Ckhông tự phân chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và không khởikiện. Trường hợp này, nếu B yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thihành án trong khối tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và khoản 7 Điều 26 của BLTTDS để thụ lý,giải quyết theo thủ tục chung.

Điều 6. Về quy định tại Điều 29 của BLTTDS

1. Cá nhân, tổ chứccó đăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyềnđăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật, cụ thể như sau:

a) Cá nhân, hộ giađình, tổ hợp tác (theo Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật kháccủa về đăng ký kinh doanh);

b)Doanh nghiệp (theo LuậtDoanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanhnghiệp);

c) Hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật hướngdẫn thi hành Luật Hợp tác xã);

d) Cá nhân, tổ chứckhác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2. Mục đích lợi nhuậncủa cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cánhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay khôngthu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.

3. Hoạt động kinhdoanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hànghoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi khác quy định tạikhoản 1 Điều 3 LuậtThương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếptheo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phụcvụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại.

Ví dụ: Công ty tráchnhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực maymặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệtmay để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về đểsản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa côngnhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho côngnhân giải trí sau giờ làm việc,...

4. Đối với các tranhchấp quy định tại khoản 2 Điều 29 của BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cánhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều cómục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên cómục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đólà tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 Điều 25 của BLTTDS.

5. Về các tranh chấpgiữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công tyvới nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty quy định tại khoản 3 Điều29 của BLTTDS cần phân biệt như sau:

a) Các tranh chấpgiữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn gópcủa mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằngtiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu côngnghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổphần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn gópvào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứngvới phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanhtoán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng màcông ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việcthành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hìnhthức tổ chức của công ty.

b) Các tranh chấpgiữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viêncủa công ty về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của côngty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của côngty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công tyđó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượngcổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổphiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sảntương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuậnhoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản,phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giảithể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việcthành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hìnhthức tổ chức của công ty.

c) Khi thực hiệnhướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này, nếu giữacông ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty cótranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập,hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổchức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động,quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người laođộng, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản,...) thì tranh chấp đó không phải làtranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trườnghợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 củaBLTTDS

1. Đương sự ở nướcngoài bao gồm:

a) Đương sự là ngườinước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc khôngcó mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự làngười Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặckhông có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là ngườinước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tạiViệt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là ngườiViệt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tạiViệt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt làcơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở,chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việcdân sự.

2. Đối với yêucầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi connuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dâncủa nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòaán nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dânViệt Nam.

3. Tài sản ở nước ngoài

Tài sản ở nước ngoàilà tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biêngiới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa ánthụ lý vụ việc dân sự.

4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Cần phải uỷ thác tưpháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làtrường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành mộthoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thểthực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài thực hiệnhoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quyđịnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đicó lại.

5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án

a) Đối với vụ việcdân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòaán nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trìnhgiải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặccần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài, cho Tòaán, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quyđịnh tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giảiquyết vụ việc dân sự đó.

b) Đối với vụ việcdân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 củaBLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấptỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sựthay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tưpháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài, cho Tòa án, Cơquan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quyđịnh tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giảiquyết vụ việc dân sự đó.

Điều 8. Vềquy định tại Điều 35 của BLTTDS

1. Về nguyên tắcchung thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác địnhtheo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.

2. Trường hợp đươngsự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú,làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở củanguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết. Việc thỏa thuận đókhông được trái với quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS.

Ví dụ: Trong vụ án,nguyên đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X củatỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩmquyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảmthẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏathuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh Ngiải quyết. Nếu các đương sự thỏa thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuậnđó không được chấp nhận.

3. Đối với tranh chấpvề bất động sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của BLTTDS thì chỉ có Tòaán nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.

4. Trong vụ án về hônnhân và gia đình, thừa kế tài sản,... mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩmquyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1Điều 35 của BLTTDS.

5. Việc xác định nơicư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tạithời điểm nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.

Điều 9. Vềquy định tại Điều 36 của BLTTDS

1. Khi xem xét yêucầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, thì ngoài việcphải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS về thẩm quyềncủa các cấp Tòa án, cần phân biệt như sau:

a) Đối với trường hợpmà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dânsự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện đó xảy ra.

Ví dụ: Điểm a khoản 1Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở củabị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụsở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Như vậy, chỉ trong trườnghợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn mới cóthể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bịđơn có tài sản giải quyết.

b) Đối với trường hợpmà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dânsự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.

Ví dụ: Điểm d khoản 1Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sởhoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Như vậy, trong trường hợp nàyviệc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải cóbất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làmviệc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấpnhận yêu cầu đó.

2. Trong trường hợpnguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giảiquyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuốicùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 củaBLTTDS), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họbiết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩmquyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Cho nên người khởi kiện, ngườiyêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởikiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác.

Trong trường hợpngười khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòaán khác nhau được Điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thờigian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lýthì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện, đơnyêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản 1Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xoá tênvụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùngtài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự.

Nếu đương sự đã nộptiền tạm ứng án phí, thì Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 193 của BLTTDS trả lạitiền tạm ứng án phí cho người đã nộp.

Điều 10. Vềquy định tại khoản 1 Điều 37 của BLTTDS

Khi xét thấy vụ việc dân sự đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phươngkhác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết địnhchuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Trongtrường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việcdân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng ánphí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việcdân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án. Quyết định này phải được gửi ngay choViện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Tòaán có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ sơ vụviệc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy địnhchung.

Điều 11.Quyết định của Tòa án trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp cótranh chấp và có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu sau khi Tòa ánthụ lý vụ án và trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các đương sự tự thoảthuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, thì Tòa án phải lập biênbản về sự thoả thuận đó và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đươngsự theo quy định tại Điều 187 của BLTTDS.

2. Trường hợp các bênyêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầucông nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôntheo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng sau khi Tòa ánthụ lý và trong quá trình giải quyết việc dân sự các bên có sự thay đổi về thoảthuận, thì cần phân biệt như sau:

a) Nếu các bên thayđổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ) bằng một thoả thuận mới thì Tòa ántiếp tục giải quyết việc dân sự theo thủ tục chung;

b) Nếu một hoặc cácbên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ), nhưng không thoả thuận đượcvề vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đươngsự rút đơn yêu cầu. Tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 củaBLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này Tòaán cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết,thì phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục chung.

Điều 12. Vềquy định tại Điều 43 của BLTTDS

“Thư ký Tòa án” quyđịnh tại Điều 43 của BLTTDS là người tiến hành tố tụng bao gồm những người đượcxếp ngạch công chức “Thư ký Tòa án” và những người được xếp ngạch công chức“Chuyên viên pháp lý”, “Thẩm tra viên” được Chánh án Tòa án phân công tiến hànhtố tụng đối với vụ việc dân sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy địnhtại Điều 43 của BLTTDS.

Điều 13. Vềquy định tại Điều 46 của BLTTDS

1. Theo quy định tạikhoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hànhtố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồmnguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự.

2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:

a) Là vợ, chồng, chađẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

b) Là ông nội, bànội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

c) Là bác ruột, chúruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

d) Là cháu ruột củađương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chúruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

3. Có căn cứ rõ ràngđể cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trườnghợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trườnghợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quanhệ kinh tế,...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩmnhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Vídụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rểcủa bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợcủa Thẩm phán làm việc,... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sốnggiữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinhtế,...

Cũng được coi là cócăn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếutrong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩmnhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự cóngười thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xétxử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.

Điều 14. Vềquy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của BLTTDS

1. Theo quy định tạikhoản 2 Điều 47 của BLTTDS, thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiếnhành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là ngườithân thích với nhau. Tuy nhiên, khi có hai người trong Hội đồng xét xử thânthích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thayđổi ai trước khi mở phiên toà do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên toà doHội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trongcùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tựtheo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết này.

2. Theo quy định tạikhoản 3 Điều 47 của BLTTDS, thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiếnhành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ “Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,…trong vụ án đó”. Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,... trong vụ án đó là đãtham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm hoặc quyếtđịnh công nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Điều 15. Vềquy định tại khoản 2 Điều 51 của BLTTDS

1. Tại phiên toà ngườiyêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng phải trình bày rõ lý do và căn cứ củaviệc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng.

Hội đồng xét xử nghengười bị yêu cầu thay đổi trình bày ý kiến của họ về yêu cầu thay đổi ngườitiến hành tố tụng.

Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng và lời trình bày của người có yêucầu, của người bị yêu cầu thay đổi phải được ghi đầy đủ vào biên bản phiên toà.Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và căn cứ vào quy định tại các điều46, 47, 48 và 49 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị quyếtnày quyết định theo đa số thay đổi hoặc không thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trường hợp quyết địnhthay đổi người tiến hành tố tụng, thì trong quyết định phải ghi rõ việc hoãnphiên toà và đề nghị người có thẩm quyền cử người khác thay thế người tiến hànhtố tụng đã bị thay đổi trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết địnhvà thời hạn hoãn phiên toà.

2. Quyết định thayđổi hoặc không thay đổi người tiến hành tố tụng phải được Hội đồng xét xử côngbố công khai tại phiên toà. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng phảiđược gửi ngay cho những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 củaBLTTDS.

Điều 16. Về quy định tại khoản 3 Điều 57của BLTTDS

Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDSthì: “Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vitố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, ngoài việc trừngười mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười támtuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại ngườitừ đủ mười tám tuổi trở lên vẫn có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụngdân sự. Do đó, để xác định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một ngườicụ thể, ngoài quy định của BLTTDS Tòa án phải xem xét có văn bản quy phạm phápluật nào quy định khác về năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không.

Ví dụ 1: Về trường hợpngười chưa đủ mười tám tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ từ mười tám tuổitrở lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ đã bướcsang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn; dođó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họcó quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự.

Ví dụ 2: Về trường hợp người từ đủ mườitám tuổi trở lên nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theoquy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì cha, mẹ có thể bị Tòaán ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sảnriêng của con hoặc đại diện theo pháp luật của con; do đó, trong thời hạn bịTòa án cấm làm người đại diện theo pháp luật của con, thì cha mẹ không đượctham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho controng vụ việc dân sự.

Điều 17. Về quy định tại điểm đ khoản 2Điều 58 của BLTTDS

1. Đương sự chỉ đượcyêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khiTòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu,chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đếnTòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họcũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu đương sự là người khôngbiết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọclại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thểcác tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.

2. Trên cơ sở đề nghị của đương sự, Tòa ántạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêucầu. Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệmcủa cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồsơ vụ án, thì Tòa án yêu cầu đương sự thực hiện quyền ghi chép, sao chụp cáctài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sau:

a) Tòa án cung cấp cho đương sự những tàiliệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việcghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tàiliệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước,bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tàiliệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.

b) Trong trường hợpđương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiệnviệc sao chụp và nhờ Tòa án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể,lực lượng cán bộ của Tòa án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trảchi phí sao chụp theo quy định chung. Việc sao chụp có thể được thực hiện ngayhoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Tòa án ấn định.

c) Việc ghi chép, sao chụp phải được thựchiện tại trụ sở của Tòa án dưới sự giám sát của cán bộ Tòa án và phải tuân thủcác quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bímật kinh doanh, bí mật đời tư.

Điều 18. Về quy định tại Điều 63 củaBLTTDS

1. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngườiđược đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phảixuất trình cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đối với Luật sư thì phải xuất trình choTòa án giấy giới thiệu của Văn phòng Luật sư nơi họ là thành viên hoặc có hợpđồng làm việc cử họ tham gia tố tụng tại Tòa án và thẻ Luật sư;

b) Đối với Trợ giúpviên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý thì phải xuất trình cho Tòa ángiấy giới thiệu của Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử họ tham gia tố tụngvà thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

c) Đối với người khác thì phải xuất trìnhcho Tòa án văn bản có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp cho đương sự; văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi họ cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc xác nhận họ không cótiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không thuộc trường hợp đang bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong cácngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; một trong các loại giấy tờ tuỳ thân (như chứngminh thư nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,...).

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từngày nhận được đầy đủ giấy tờ, tài liệu, Thẩm phán được phân công giải quyết vụán phải xem xét giải quyết. Nếu họ có đầy đủ các điều kiện, thì cấp giấy chứngnhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để họ tham gia tốtụng. Nếu họ không có đầy đủ các điều kiện thì không chấp nhận và thông báobằng văn bản cho đương sự và người bị từ chối biết trong đó cần nói rõ lý docủa việc không chấp nhận.

3. Trong quá trìnhgiải quyết vụ án, nếu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cómột trong các hành vi quy định tại Điều 385 của BLTTDS, thì Thẩm phán được phâncông giải quyết vụ án lập biên bản về việc vi phạm của người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành lậpbiên bản, người vi phạm, người làm chứng. Nếu người vi phạm từ chối ký vào biênbản, thì Thẩm phán phải ghi rõ vào biên bản việc từ chối đó. Trong trường hợpxét thấy việc để người vi phạm đó tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách làngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là không khách quan choviệc giải quyết vụ án, thì Tòa án không chấp nhận người vi phạm đó tiếp tụctham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đương sự và người đó biết.

4. Tại phiên toà đương sự mới nhờ ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận,nếu người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự đáp ứng các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gâycản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.

Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghịcủa đương sự hoãn phiên toà để đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự.

Điều 19. Về quy định tại khoản 2 Điều 64của BLTTDS

Về quy định người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có tronghồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại Điều 17 của Nghị quyết này.

Điều 20. Về quy định tại các khoản 3, 8 và9 Điều 66 của BLTTDS

1. Về khoản 3 Điều 66 của BLTTDS

a) Liên quan đến bí mật nhà nước là liênquan đến những vấn đề (thông tin, tin tức, nội dung,...) trong các văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy địnhlà có các mức độ: “Tuyệt mật”, “Tối mật” hoặc “Mật”.

b) Liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bímật kinh doanh, bí mật đời tư là liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinhdoanh, bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ của chính người làm chứng.

c) Có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sựtrong vụ án là người có quan hệ thân thích với người làm chứng.

c1) Việc xác định người thân thích củangười làm chứng được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết này;

c2) Ảnh hưởng xấu cho đương sự là trườnghợp nếu người làm chứng khai ra những điều mình biết thì ảnh hưởng xấu đến hạnhphúc, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc ảnh hưởng xấu khác trong cuộc sống, côngtác, sản xuất, kinh doanh của đương sự là người có quan hệ thân thích với ngườilàm chứng;

d) Nếu người làm chứng từ chối khai báo vìcác lý do được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điềunày, thì Thẩm phánphải giải thích cho họ biết nếu việc từ chối khai báo không có căn cứ, thì họphải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Về khoản 8 Điều 66 của BLTTDS

a) Hội đồng xét xử chỉ có thể ra quyếtđịnh dẫn giải người làm chứng đến phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sauđây:

a1) Người làm chứng đã được triệu tập hợplệ;

a2) Người làm chứng không đến phiên toà màkhông có lý do chính đáng;

a3) Việc vắng mặt của người làm chứng tạiphiên toà gây trở ngại cho việc xét xử vụ án;

a4) Việc dẫn giải người làm chứng đếnphiên toà có thể thực hiện được trước khi Hội đồng xét xử vào Phòng nghị án đểnghị án.

b) Quyết định dẫn giải người làm chứngphải được giao ngay cho lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Côngan nhân dân có thẩm quyền để thực hiện theo quy định tại Thông tư số15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợtư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân.

3. Về khoản 9 Điều 66 của BLTTDS

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tạiphiên toà xét xử vụ án, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử yêu cầu người làm chứngphải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, trừ ngườilàm chứng là người chưa thành niên. Lời cam đoan của người làm chứng phải cócác nội dung sau:

a) Cam đoan đãđược Tòa án giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng;

b) Cam đoankhai báo trung thực trước Tòa án;

c) Cam đoanchịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, lời camđoan của người làm chứng được ghi vào biên bản lấy lời khai của người làmchứng. Tại phiên toà, lời cam đoan của người làm chứng được ghi vào biên bảnphiên toà.

Điều 21. Về quy định tại Điều 73 củaBLTTDS

Theo quy định tạikhoản 2 Điều 73 của BLTTDS, thì cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụngdân sự của người được bảo vệ. Trong trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiệntham gia tố tụng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặcngười đại diện theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó.

Điều 22. Về quy định tại Điều 75 củaBLTTDS

1. Theo quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 75 của BLTTDS người đang là người đại diện theo pháp luậttrong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì không được làm người đại diện theopháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích hợppháp của các đương sự đó đối lập với nhau. Trong trường hợp này họ chỉ được làmngười đại diện theo pháp luật cho đương sự mà chính họ đang là người đại diệntheo pháp luật của đương sự đó trong vụ án.

Ví dụ: Anh B đang là người đại diện theopháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không được làm ngườiđại diện theo pháp luật cho người em ruột của mình là người chưa thành niêntrong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người emđối lập nhau. Trong trường hợp này anh B chỉ có thể là người đại diện theo phápluật của người vợ trong tố tụng dân sự.

2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 75 củaBLTTDS, thì cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an chỉ đượclàm người đại diện trong tố tụng dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Khi họ là người đại diện theo pháp luậtcho cơ quan của họ hoặc là người đại diện được cơ quan của họ uỷ quyền;

b) Khi họ là người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự (không phải là cơ quan của họ) trong vụ án.

Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy địnhtại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

1. Đối với tranh chấpdân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì ápdụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ 1: Đối vớitranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 củaLuật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởikiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;

Ví dụ 2: Đối với cáctranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền,lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sảnthừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của ngườikhác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệukhởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đâythì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản làtranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;

Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhàở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căncứ vào các quy định của pháp luật.

b) Tranh chấp về đòi lại tài sản dongười khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sởhữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tàisản đó;

Ví dụ: Ngôi nhà thuộcquyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhàthuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhậnhay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.

3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vaytài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồnggia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuêquyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyếtnhư sau:

a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dânsự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứngđối với loại giao dịch đó.

Ví dụ: Tranh chấp vềhợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuêtài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không ápdụng thời hiệu khởi kiện.

Vídụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đếnngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởikiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanhtoán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởikiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Vídụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh chấp về hợp đồng thuê tàisản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác địnhtheo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp vềđòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ hướngdẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b khoản 3 của Điều này khôngáp dụng thời hiệu khởi kiện.

Vídụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có tranh chấp về việc ai cóquyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởikiện. Nếu tranh chấp các giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thờihiệu tương ứng đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó.

4.Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật không có quy định vềthời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, thì thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chứcbiết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Vídụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định "Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giảiquyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt được thựchiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tàithương mại".

5.Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bịxâm phạm và được xác định như sau:

a)Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy địnhthời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thìngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm;

b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bênkhông thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theoquy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiệnnghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thờigian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thựchiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm;

c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩavụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thìviệc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấmdứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm bkhoản 5 Điều này;

d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng màcó vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy raxâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phươngđình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm.

đ) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệthại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,..., thì ngày xảy ra hànhvi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng,... là ngày bị xâm phạm.

e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trongmột giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau,thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hànhvi xâm phạm cuối cùng.

g) Trong các trường hợp được hướng dẫn tạicác điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều này nếucác bên có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì thờiđiểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả thuận của các bên.

6. Theo quy định tạiĐiều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệuđược áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởikiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởikiện,... được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 24. Về thời hiệu yêu cầu quy định tạikhoản 4 Điều 159 của BLTTDS

1. Đối với yêu cầu giải quyết việc dânsự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì ápdụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ 1: Đối với yêucầu hủy phán quyết trọng tài thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từngày nhận được phán quyết trọng tài quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tàithương mại.

Ví dụ 2: Đối với yêu cầu không công nhậnbản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tạiViệt Nam thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêucầu thi hành tại Việt Nam quy định tại Điều 360 của BLTTDS.

2. Đối với yêu cầugiải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định vềthời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là mộtnăm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Ví dụ: Đối với yêucầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDSvà Điều 45 của Luật Công chứng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu là mộtnăm kể từ ngày phát sinh quyền yêucầu.

3. Đối với yêucầu giải quyết việc dân sự liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân sau đây, thì không ápdụng thời hiệu yêu cầu:

a) Yêu cầu tuyên bốmột người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;yêu cầu hủy bỏ quyết định một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 319 và Điều 322 của BLTTDS;

b) Yêu cầu tuyên bốmột người mất tích; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích quy định tạiĐiều 330 và Điều 333 của BLTTDS;

c) Yêu cầu tuyên bốmột người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chếtquy định tại Điều 335 và Điều 338 của BLTTDS;

d) Yêu cầu hạn chếmột số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 41của Luật Hôn nhân và Gia đình;

đ) Các trường hợpkhác theo quy định của pháp luật.

4. Thời điểm bắt đầuthời hiệu yêu cầu

Thời điểm bắt đầuthời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Ví dụ: Theo quy địnhtại Điều 45 của Luật Công chứng, thì Công chứng viên, người yêu cầu công chứng,người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩmquyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứcho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này thời điểmbắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ngày phátsinh quyền yêu cầu là ngày biết được việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Điều 25. Cácmẫu văn bản tố tụng

Ban hành kèm theoNghị quyết này các mẫu văn bản tố tụng sau đây:

1. Bản án dân sự sơthẩm (Mẫu số 01);

2. Giấy chứng nhậnngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Mẫu số 02).

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đãđược Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 03-12-2012 và cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

Nghị quyết số01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung”của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và hướng dẫnvề các vấn đề đã được hướng dẫn tại Nghị quyết này của Tòa án nhân dân tối cao ban hành trước ngày Nghị quyết này cóhiệu lực thi hành hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.

2. Đối với những vụviệc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động mà Tòa án đã thụ lý nhưngchưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thìáp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lựcthi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN

Trương Hoà Bình

Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhândân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN.......(1)

--------

Bản án số:(2)....../......./.......

Ngày:(3) .......-........-..........

V/v tranh chấp(4).................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN (5)..............................

Với thànhphần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:(6)

Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)

Thẩm phán: Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)

2. Ông (Bà)

3. Ông (Bà)

Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: Ông (Bà) …………………………..

cán bộ Toà án(7)

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân(8)....................... tham gia phiên toà:

Ông (Bà)........................................................... Kiểm sát viên.

Trong các ngày........ tháng........ năm........(9) tại................................ xét xử sơ thẩm công khai(10) vụán thụ lý số:.........../.........../TLST-..........(11) ngày........ tháng........ năm........ vềtranh chấp........................................(12) theo Quyết định đưa vụ án ra xét xửsố:................./................/QĐXX-ST ngày........ tháng........ năm........ giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:(13)

.................................................................................................

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(14)

.................................................................................................

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củanguyên đơn:(15)

.................................................................................................

2. Bị đơn: (16)

.................................................................................................

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(17)

.................................................................................................

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củabị đơn:(18)

.................................................................................................

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)

.................................................................................................

Người đại diện hợp pháp của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan:(20)

.................................................................................................

Người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(21)

.................................................................................................

4. Người phiên dịch:(22)

.................................................................................................

5. Người giám định:(23)

.................................................................................................

NHẬN THẤY: (24)

.................................................................................................

.................................................................................................

XÉT THẤY:

Sau khi nghiên cứu cáctài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quảtranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:(25)

- ...............................................................................................

- ...............................................................................................

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:(26)

................................................................................................

................................................................................................

..............................................................................................(27)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:

Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫnnày được soạn thảo theo tinh thần quy định tại Điều 238 của Bộ luật tố tụng dânsự. Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo hướng dẫn này được sử dụng cho tất cả các Toàán khi xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc ghi số, ký hiệu vàtrích yếu trong bản án sơ thẩm phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Điều 3Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà ánnhân dân tối cao.

Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việcsử dụng mẫu bản án sơ thẩm kèm theo:

(1) Nếu là Toà án nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Toà án nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà ánnhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội); nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thì ghi Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ:Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ haighi năm ra bản án theo đúng tinh thần hướng dẫn của Chính phủ về cách ghi sốvăn bản, ô thứ ba ghi ký hiệu loại bản án theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyếtsố 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm2012 có số 108 thì ghi: Số: 108/2012/HNGĐ-ST).

(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án khôngphân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xửsơ thẩm trong nhiều ngày.

(4) Ghi đúng theo việcghi trích yếu được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

(5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).

(6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm bangười, thì chỉ ghi họ và tên của Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩmphán...”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ và tên của hai Hội thẩm nhândân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ và tên của Thẩmphán - Chủ toạ phiên toà, họ và tên của Thẩm phán, họ và tên của cả ba Hội thẩmnhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệpcủa Hội thẩm nhân dân.

(7) Ghi họ tên của Thư ký Toà án ghi biênbản phiên toà và tên của Toà án, nơi Thư ký Toà án công tác như hướng dẫn tạiđiểm (1).

(8) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham giaphiên toà thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Toà án nhân dân”thành “Viện kiểm sát nhân dân”.

(9) Trong trường hợp vụ án được xét xử vàkết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 3 năm2012 tại...).

Trong trường hợp vụ án được xét xử tronghai ngày trở lên, nếu số ngày tương đối ít thì có thể ghi đủ số ngày (ví dụ:Trong các ngày 3, 4 và 5 tháng 3...); nếu số ngày nhiều liền nhauthì ghi từ ngày đến ngày (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 7 đến 11 tháng 3 năm ....); nếu khác tháng mà xét xửliên tục thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Trong cácngày từ ngày 28-2 đến ngày 02-3 năm...), nếu không xét xử liên tục thì ghi cácngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05tháng 4 năm...).

(10) Nếu xét xử kín thì thay hai chữ “côngkhai” bằng chữ “kín”.

(11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ haighi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu làtranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinhdoanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ”(ví dụ: số 18/2012/TLST-HNGĐ).

(12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).

(13) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên,địa chỉ cư trú. Nếu nguyên đơn là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghithêm ngày, tháng, năm sinh.

Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi têncơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợppháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diệntheo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là ngườiđại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đóvới nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặcđơn: “văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại... làngười đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

Ví dụ 2: Bà Lê Thị Btrú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).

(15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thìghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu cónhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơnnào.

(16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫntại điểm (13).

(17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫntại điểm (14).

(18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫntại điểm (15).

(22) và(23) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

(24) Trong phần nàyghi quan hệ được xác lập giữa các đương sự dẫn đến có tranh chấp; các vấn đề cụthể mà người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết; yêu cầu phản tố (nếu có) và đề nghị cụ thể của bị đơn; yêu cầu độc lập và đềnghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chú ý không mô tả diễn biến sựviệc theo lời trình bày của các đương sự).

Ví dụ 1: Trong đơn khởi kiện ngày...tháng... năm... (được bổ sung ngày... tháng... năm...,(nếu có)), nguyên đơn là... trình bày giữa nguyên đơn và bị đơn là... có giaokết hợp đồng kinh doanhthương mại về vận chuyển hàng hoá. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợpđồng, nên nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết buộc bị đơn: (các yêu cầu cụthể).

Tại văn bản phản tốngày... tháng... năm... (hoặc tại văn bản ngày... tháng... năm..., hoặc tạiphiên toà sơ thẩm) bị đơn có yêu cầu, đề nghị Toà án giải quyết (các yêu cầu,đề nghị cụ thể).

Tại văn bản ngày... tháng... năm... (hoặctại phiên toà sơ thẩm) người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là... (nếu có) có yêucầu độc lập, đề nghị: (các yêu cầu, đề nghịcụ thể).

Ví dụ 2: Trong đơn khởi kiện (đơn xin lyhôn) ngày... tháng... năm... (được bổ sung ngày... tháng... năm..., (nếu có))nguyên đơn là... trình bày giữa nguyên đơn và bị đơn là... đăng ký kết hôn ngày...tháng... năm...Do tình trạng hôn nhân ngày càng trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, nên nguyên đơnyêu cầu Toà án giải quyết (các yêu cầu cụ thể: ly hôn, nuôi con, chia tài sảnchung...).

Tại văn bản ngày...tháng... năm... (hoặc tại phiên toà sơ thẩm) bị đơn là... có yêu cầu, đề nghị Toà án giải quyết (các yêu cầu, đề nghị cụ thể).

Tại văn bản ngày... tháng... năm... (hoặctại phiên toà sơ thẩm) người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là... (nếu có) có yêucầu độc lập, đề nghị (các yêu cầu, đề nghịcụ thể).

(25) Trong phần này ghi nhận định của Toàán, phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu,đề nghị cụ thể của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát (nếu có). Cần viện dẫn điểm, khoản vàđiều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để chấp nhận hoặckhông chấp nhận.

(26) Trong phần này ghi áp dụng điểm,khoản, điều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để ra quyếtđịnh. Ghi các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án,về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thihành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

(27) Phần cuối cùngcủa bản án, nếu là bản án gốc được thông qua tại phòng nghị án thì cần phải có đầy đủ chữ ký, họ và tên của các thành viên Hộiđồng xét xử (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); nếu là bản án chính đểgửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiệnvà Viện kiểm sát cùng cấp thì cần ghi như sau:

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án cấp sơ thẩm phải giao hoặc gửi bản án theo quy định tại Điều 241 của Bộ luật tố tụng dân sự và những nơi cần lưu bản án chính).

T.M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ

(Ký tên và đóng dấu của Toà án)

(Họ và tên)

Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhândân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN.........(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:(2)........./........./TA-GCN

............, ngày......... tháng......... năm .........

GIẤY CHỨNG NHẬN

NGƯỜI BẢO VỆQUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ

TÒA.......................................

Căn cứ vào Điều 41 và Điều 63 của Bộ luậttố tụng dân sự;

Căn cứ vào hồ sơ vụ án.............(3) thụ lý số:......../........./TLST-.......(4) ngày........ tháng........năm........;

Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu vềđiều kiện để được cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự;

CHỨNG NHẬN:

1. Ông (Bà)(5).................................................................................…..

Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa:(6).......................................…..

Trong vụ án(7).................................................................................…..

2. Ông (Bà)...................................... thực hiện các quyền và nghĩa vụ củangười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo đúng quy định của phápluật.

Nơi nhận:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Đương sự.......................................;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................

THẨM PHÁN

(Ký tên và đóng dấu của Toà án)

(Họ và tên)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02:

(1) Ghi tên Toà án:Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Toà án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Toàán nhân dân cấp tỉnh thì ghi Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương nào (Toà án nhân dân thành phố Hà Nội);nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà phúc thẩm Toà án nhândân tối cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi nămcấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (ví dụ:Số: 10/2012/TA-GCN).

(3) Ghi đúng theo cách ghi trích yếu đượchướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồngThẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Ví dụ: Căn cứ vào hồ sơ vụ án tranh chấp vềhợp đồng thuê nhà ở.

(4) Ghi đúng theo cáchghi ký hiệu được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; nếulà Toà án cấp phúc thẩm thì thay ký hiệu “TLST” bằng ký hiệu “TLPT”. Ví dụ: Số: 215/2012/TLST-LĐ hoặc Số:217/2012/TLPT-KDTM.

(5) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú hoặc nơilàm việc; nếu là Luật sư thì ghi Luật sư của Văn phòng Luật sư nào thuộc Đoànluật sư nào.

(6) Ghi địa vị pháp lý của đương sự trongvụ án và họ tên. Ví dụ: nguyên đơn là ông (bà)...

(7)Ghi như hướng dẫn tại điểm (3).